Chúng ta thử lần lại hành trình của đời Tự. Đây là một thầy giáo tài năng
và đây tâm huyết. Điều đó anh đã được đồng nghiệp và nhân dân thừa nhận.
Sản phẩm của anh là 41 học trò, y như đứa con đầu lòng, tác phẩm đầu tay -
ngày anh mới vào nghề và không ngần ngại lên dạy học, tận một thị xã
miền núi xa xôi - là những tấm gương phản chiếu con người, nhân cách và
tài năng sư phạm của anh. Duy chỉ có một cậu học trò ngỗ ngược: thằng
Tuẫn - con quan lớn Lại” “ngang nhiên đóng vai thằng phá đám” “là tên
Juđa phản nghịch”, đã là nhân tố trực tiếp làm hỏng đời thầy. Thầy giáo dạy
Văn là người tái tạo lại tác phẩm của nhà văn thông qua giy. Đã dạy thì say,
chỉ cần một tiếng động nhỏ đã làm mất hứng. Huống chi nó lại nói với thầy,
những lời này giữa giờ dạy:
“Ôi, chó chết hết chuyện. Chứ có đếch gì mà cao cả với vĩnh hàng! Lằng
nhằng!”
Thầy giáo tâm huyết, ai không nổi giận. Nhưng có ngờ đâu lời nói của
một học trò mất dạy lại là mở đầu bi thảm của cuộc đời anh: “Ông Tự! Còn
ông thì hết đời chó chết cũng không được là thằng đảng viên dự bị đâu!”.
Từ đó đời Tự trượt dài, trên con đường đời đầy đau khổ. Tưởng chừng ra
trận cũng là cơ hội để anh có thế đứng lên được. Nhưng rồi lại bị níu xuống
bởi chưa gặp vận. Kể ra thì anh vẫn là người đạo đức, muốn giữ gìn nhân
cách của mình, chứ 8 năm trời quân ngũ thiếu gì thời cơ cho anh, thực hiện
lý tưởng của mình, nếu anh chỉ cần khác đi một chút (như ối kẻ đã làm, để
rồi lên ông nọ, bà kia). Về thành phố, tưởng cơ may đã đến (vì gặp lại bạn
đồng học, đồng môn là Cẩm - người có đầy quyền lực trong nhà trường,
thời trường học còn rất dân chủ), thế mà như thế đấy...
Tự là tấm gương của ông thầy truyền thống, đòi cuộc đời phải công
nhận từ thực tế tài năng và nhân cách của mình, mà không cần một chất xúc
tác nào để tiến thân.
Còn đời thường ư? Lẽ đương nhiên thôi! Ông thầy chỉ trở thành siêu
nhân đối với học trò một khi, giữa nói và làm phải là một mệnh đề thống