LÊ NGỌC Y - Trưởng ban
sách Văn học NXB Giáo dục
Từ lâu, có nhà nghiên cứu phân chia tiểu thuyết ra thành nhiều loại: tiểu
thuyết phong tục, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết tâm
lý, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết luận đề v.v... Trong
các loại ấy thì tiểu thuyết luận đề là tiểu thuyết khó nhận biết hơn cả. Ngày
nay, Ma Văn Kháng viết cuốn tiểu thuyết hiện đại mang tựa đề: Đám cưới
không có giấy giá thú theo tôi nghĩ, cũng có thể xếp vào loại tiểu thuyết
luận đề.
Với 381 trang viết, tác giả miêu tả cuộc sống giảng dạy ở một trường
trung học số 5. Trong một không gian bình thường ở một thị xã nhỏ xa xôi,
cũng đủ mọi thiết chế của xã hội, và không hề biệt lập với xã hội bên ngoài.
Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống, tác giả đã mô tả những
người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn
của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết trở nên sống động, hấp
dẫn
Sự hài hước, khiên cưỡng của Cẩm, Dương và nỗi đau buồn của đời
giáo Tự, Thuật, Thống... đã nói lên phần nào luận đề cuốn tiểu thuyết.
Thiết chế của trường học cũng giống mô hình xã hội; có người lãnh đạo,
rồi đến các thầy giáo, học trò và nhân viên phục vụ. Người lãnh đạo cao
nhất của trường là hiệu trưởng Cẩm, bí thư chi bộ Dương. Những người này
thay mặt Nhà nước, Đảng để hướng dẫn sự nghiệp giáo dục phát triển. Ông
Cẩm được tác giả diễn tả theo một quá khứ nghề nghiệp rất chập chững,
chắp vá: học hết lớp 7, bí thư đoàn xã, giật giải chạy thi 1000 m, vào dạy
thể dục ở trường phổ thông cấp II. Vì là đảng viên duy nhất nên Cẩm được
cử làm hiệu trưởng. Sau vài thâm niên, Cẩm được cử đi học đại học sư
phạm. Biết sức học của mình, Cẩm xin học môn địa lý. Nhưng lại vì là đảng
viên, Cẩm được điều đi sang học bên khoa văn. Ba năm học, mặc dù thi lại