Tác giả đã trình bày trước người đọc chúng ta một hiện tượng ở một
trường học và một phần ngoài xã hội. Nếu như trước đây chưa có nghị
quyết VI của Đảng và bài nói chuyện của đ/c Nguyễn Văn Linh với văn
nghệ sĩ thì chắc Ma Văn Kháng cũng cùng chung số phận như giáo Thuật.
Bởi vì đó là.nỗi đau của con người, mà trước đây ta không được nói tới.
Đám cưới không có giấy giá thú là tác phẩm tiểu thuyết luận đề. Nội
dung tác phẩm đã phê phán những sai sót về công tác giáo dục. Ngành giáo
dục đã xuống cấp đến nỗi: thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nội dung ấy
được thể hiện, thứ nhất là ở công tác cán bộ trong nhà trường đã không làm
đúng những quy trình đào tạo cán bộ giáo dục. Thứ hai là công tác giảng
dạy và học tập sa sút, vì vất bỏ những nguyên tác tối thiểu dẫn tới đơn giản
và tùy tiện.
Bằng cách xây dựng nhân vật điển hình, tác giả muốn tâm sự với bạn
đọc rằng, chúng ta đã sống với nhau suốt một thời gian dài trong một cuộc
sống đơn giản, thô thiển, hẹp hòi song song với cuộc sống anh hùng vĩ đại
nhưng chúng ta cứ ngộ nhận là tốt đẹp hoàn toàn, là kỳ diệu, là tuyệt đối.
Sự trình bày của tác giả khá tập trung vào những thói xấu, những căn bệnh
đã lấn át một phần cơ thể sinh động của chúng ta. Tác giả muốn cùng người
đọc nhìn lại cuộc sống đã qua, nhìn lại chính con người ta, xét lại toàn bộ
những suy nghĩ và hành động của ta để chuyển theo tinh thần đổi mới của
Đảng. Tác giả có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị những thói xấu,
cái bất bình thường vốn nảy sinh trong một xã hội đang vận động lấn át,
hoặc chỉ thấy một chiều này thì u ám mà không thấy một chiều khác đầy
nắng rực r
Cái hiện thực mà tác giả muốn đề cập ấy là một xã hội hỗn độn mà
chúng ta đã thấy. Bởi vì, chúng ta đã không quán triệt sâu sắc những nguyên
lý xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lê nin; chúng ta đã
khiên cưỡng xây dựng xã hội mới dựa vào một lực lượng sản xuất thấp kém
về nhiều mặt: “Lực lượng ấy chỉ quen với nông thôn, thích hợp với một xã