ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ - Trang 375

cấu trong tác phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú vừa nhằm phê phán
hiện thực vừa là một cách nhìn tỉnh táo. Nên chăng người đọc chúng ta có
thể xếp tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là tác phẩm thuộc dòng hiện thực
phê phán tỉnh táo.

Đám cưới không có giấy giá thú là một cuốn tiểu thuyết hay bởi vì sau

khi đọc, những hình tượng nghệ thuật của tác phẩm vẫn làm cho người đọc
trăn trở suy nghĩ tiếp. Đó là chiều sâu của trí tuệ, sự phong phú về tâm lý
của nhân vật và một chiều rộng bao quát cả một giai đoạn lịch sử. Đọc đến
trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết người đọc cảm thấy thương cảm cho
số phận những nhân vật (cả tích cực lẫn tiêu cực) mà tác giả đã suy ngẫm
nhiều để tạo dựng thành; nhưng đồng thời lại thấy cái hướng, cái đường đi
ra khỏi đám mây mù của quá khứ.

28 tháng 3 năm 1990

TIỂU THUYẾT: Đám cưới không có giấy giá thú KHEN VÀ CHÊ

Văn nghệ số 21. 26/5/1990

L. T.S: Tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của nhà văn Ma

Văn Kháng là một trong những sáng tác văn học gần đây được sự chú ý của
đông đảo bạn đọc. Văn nghệ đã từng đăng ý kiến của các nhà văn, nhà lý
luận phê bình về tiểu thuyết này. Kỳ này xin giới thiệu bài viết của hai bạn
đọc với nội dung khá trái ngược nhau. Đây chưa phải là ý kiến cuối cùng
nhưng trên tinh thần dân chủ thảo luận, tôn trọng các đánh giá khác nhau,
chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc để rộng đường trao đổi.

A. Chê

Đọc báo Văn nghệ số 6 ngày 10- 2- 1990 phản ánh cuộc hội thảo của

nhiều nhà văn về cuốn Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng,
tôi khá ngạc nhiên khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.