thấy nhiều vị đã ca tụng hết lời cuốn sách đó.
Trước hết nói về giáo Tư, nhân vật chính của tiểu thuyết, mà Ma Văn
Kháng đã ưu ái gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm. Phải chăng nhân vật giáo
Tự là nhà hiền triết, một nhân cách cao cả và thánh thiện (như Phan Cự Đệ
phán) với những hành đ̕ng và tư tưởng như sau (theo đúng như Ma Van
Kháng tả): Giáo Tự đã yêu, “đã giao cảm vã hòa nhập (??) vào Phượng, cô
học sinh của mình trong đêm Nôen kỳ lạ nhất đời mình”, để rồi sau đó bỏ
rơi cô ta một cách phũ phàng.
Giáo Tự đã trơ trẽn ăn ngủ với Xuyến, cô người yêu sắp cưới của mình
ở ổ rơm giữa ban ngày tại ngay nhà bà mẹ đẻ cô ta mà giáo Tự lần đầu tiên
đến thăm hỏi tìm hiểu? Tất nhiên là Ma Văn Kháng có bào chữa và gán cho
những hành động đó nhiều câu chữ mỹ miều, đẹp đẽ. Nhưng dù bào chữa
hay ngụy trang thế nào đi chăng nữa, thì nếu nhìn thẳng vào sự thật, sao có
thể biểu dương những hành động đó là của nhà hiền triết thánh thiện và cao
cả? Trái lại, theo tôi, đó chỉ là hành động của một con người hư hỏng, thiếu
văn hóa. Giáo Tự đã đánh giá tám năm chiến đấu của mình ở chiến trường
B là “vớ vẩn và buồn đau”.
Là người lính đã chiến đấu cho Tổ quốc Việt Nam, tôi muốn nói lên sự
không đồng tình của mình trước những lập luận trên. Trong đời thường,
trước vô vàn khó khăn về sinh hoạt vật chất của đại đa số nhân dân trong đó
có gia đình mình, giáo Tự đã thể hiện vô trách nhiệm đối với vợ con, đã bỏ
trốn lên gác xép, nơi hang động, tháp ngà của mình, và rồi sau đó, bỏ nhà
lên trú ngụ ở văn phòng trường, bỏ mặc vợ con xoay xở sinh sống. Giáo Tự
cũng đã không dám đấu tranh trước những sai trái của đồng nghiệp (như
trong vụ việc chữa bài thi, ông già Thống bị ngất và cấm khẩu, của vợ (khi
cô ta có triệu chứng hủ hóa và sau đó đã hủ hóa với người láng giềng...).
Phải chăng đó là hành động mang tính triết học sâu sắc và cao cả?... Xem
xét một số hành động và tư tưởng trên của giáo Tự, chúng ta thấy thực sự
giáo Tự chỉ là một hạng người xoàng xĩnh, yếu hèn nhiều mặt, dung tục