trí đang thanh thản của tôi sau hai năm nghỉ hưu rảnh rỗi. Thú thực, lâu lắm
tôi mới được xúc động thực sự khi gặp lại những con người bằng xương
bằng thịt của ngành mình, nghề mình.
Tôi rất tâm đắc với nhân vật thầy giáo Tự. Anh là một điển hình tuyệt
vời của nhiều đồng nghiệp - cả giáo viên cấp I, II, III mà tôi đã gặp trong 30
năm dạy học vừa qua.
Có người bảo: nhân vật Tự - đẹp nhưng yếu quá. Như thế mới đúng thực
tế. Thực tế là từ 1975 trở về trước, lý lịch gia đình là một ám ảnh ghê gớm
đối với mỗi con người muốn tiến mà không thuộc thành phần cơ bản. Trong
hoàn cảnh nhiều dồn ép và thành kiến, thầy giáo Tự tìm được cách trốn về
Hà Nội để tố cáo với Bộ giáo dục, xin cho 41 em học sinh được trở lại
trường thi trước con mắt hằn học, tức tối của những người đại diện địa
phương thì sự đấu tranh quyết liệt ấy có yếu không? Liên tiếp sau đó, biết
bao tai họa đổ lên đầu, thầy giáo Tự vẫn đứng vững trên bục giảng của
mình, vẫn sáng mãi trong lòng tin của học sinh, sự phấn đấu bền bỉ ấy có
yếu không. Trong khi đó, cùng chung một số phận bi đát về gia thế như Tự,
ông Thống đã trở thành một người yếu thế chỉ dám thỉnh thoảng bộc lộ cái
bất mãn của mình bằng những câu châm chọc thâm thúy, bằng những cái
cười mỉm sâu xa. Hoặc, yếu đuối hơn, anh Thuật đã bị tha hóa tới cùng cực
về mặt đạo đức. (Tất nhiên sự tha hóa này còn phải có nguyên nhân khác,
nguyên nhân xã hội mà tôi sẽ nói ở sau). Như vậy, rõ ràng là có một thực tế
hết sức phũ phàng đã cố vùi dập một con người hoàn mỹ như Tự. Nhưng
lúc ấy, Tự không đơn độc vì bên cạnh Tự là “một lớp thầy giáo trẻ tốt
nghiệp đại học... tràn đầy nhiệt huyết và đầy đủ hành trang hiểu biết”. Lúc
ấy “nhà trường thực sự là một tổ hợp liên kết thầy trò trong quan hệ vừa
thân mật vừa nghiêm túc, đậm đà hương vị Á đông, dân tộc cổ truyền
nhưng không già nua cứng ngắc, trái lại tươi trẻ, hồn nhiên. Nó toàn tâm
toàn lực hướng về cái khoa học cao quý nhất của mọi khoa học, mọi nghệ
thuật: giáo dục con người (Thư học sinh cũ gửi Tự). Lúc ấy, cái sức mạnh
tinh thần là tột đỉnh của niềm cổ vũ lớn lao đối với Tự. Tự không yếu. Hai