những tiêu cực trong nhà trường nói riêng và trong cuộc sóng hiện nay nói
chung. Ở bài viết này, chúng tôi xin bàn đôi điều về những hạn chế của
cuốn tiểu thuyết. Với cái đề từ “Phong vận kỳ oan khách tự cư” (cái oan của
người phong nhã do người đó gây ra, chuốc lấy), Ma Văn Kháng đã tập
trung bút lực rọi sáng ở nhiều góc độ trong thế giới tinh thần và cuộc sống
vật chất của nhân vật chính - thầy giáo Đặng Trần Tự - và một số nhân vật
khác, để từ đó triết luận về hai vấn đề: bản lĩnh người thầy nói riêng và một
phương diện “đời sống, vận mệnh” trí thức Việt Nam xưa và nay, nói
chung.
Thầy giáo Tự từng được bạn bè ca ngợi là “khối kiến thức quảng bác, là
những bất ngờ của những khám phá mới mẻ”. Bản thân anh từng ôm ấp
hoài bão được “tỏa sáng” tới học sinh. Vậy mà, qua từng chặng đường đời,
trong việc nước cũng như việc nhà, ông giáo này sao... bạc nhược, yếm thế;
nếu chưa nói là... hèn kém quá! Thời kỳ ở miền núi những năm 60, không
nói làm gì. Đó là những năm lầm lỡ của một giai đoạn lịch sử, những hạn
hẹp của một cơ chế sống và tư duy. Khi chuyển về thành phố, ở một trường
phổ thông trung học cỡ lớn, sống những năm 80 (theo nhà văn miêu tả là
năm học 1981-1982) thời kỳ nhà trường bắt đầu cuộc đổi mới, mà Tự tỏ ra
lúng túng, gần như buông xuôi. Rồi những cuộc hội đồng, bàn về thi cử,
đánh giá chất lượng giáo dục và giảng dạy... Chính mắt Tự trông thấy hiệu
trưởng Cẩm vi phạm qui chế thi, bí thứ Dương lạm quyền, ông nhân viên
Thống bị vu oan, thầy giáo Thuật bị hiểu lầm... mà lại “ngoảnh mặt ra sân”
hoặc “cúi mặt ngậm ngùi…? Với gia đình, nhất là đối với đứa con gái rất
đáng yêu, với các em học sinh, Tự cũng xa rời, hờ hững. Trong tâm hồn và
trí tuệ anh, dường như không đọng lại một hình ảnh đẹp nào của thế hệ trẻ
mà anh đang dìu dắt: nguyện dâng hiến cả cái tâm lẫn cái tài như dâng hiến
cho một tình yêu lý tưởng. Thỉnh thoảng, Tự nhận được thư của một học
sinh cũ, nhưng tiếc thay, người học trò này rất sính lý luận, nên không giúp
gì cho anh gắn bó với hiện tại. Từng đi qua những năm tháng chông gai ở
miền núi, từng vật lộn trong máu lửa của chiến tranh, từng làm hiệu trưởng,
từng được suy tôn là “giáo viên giỏi”, “được cả phần tâm lẫn phần tài mà