trường hiện nay có thể tồn tại loại người như thầy giáo Tự. Thành công của
Ma Văn Kháng là đã khác họa được một số phận bi kịch. Dường như nhà
văn rút nhân vật từ trong trái tim mình, vẽ nó thành một chân dung tím đỏ
trên trang giấy, cùng lớp lớp những đường viền trữ tình ngoại đề, thống
thiết: “Nỗi đau này có thể làm mất nhân tính. Nỗi đau này có thể làm mất
lương tri. Nỗi đau này là nỗi nhục trần ai”. Người đọc có thể cảm động bởi
văn chương, nhưng không dễ đồng cảm với nhà văn vì thấy nhân vật có cái
gì thiếu sinh khí, vừa đáng thương, vừa đáng trách. Với các nhân vật khác
như thầy giáo Thuật, nhà báo Kha, ông Thống, trung tá Vọng… tác giả
cũng miêu tả vòng đời, phác họa chân dung và bản lĩnh họ tương tự, họ
chung một khuôn “Cái oan của người phong nhã do người đó gây ra...” mà!
Dường như nhà văn cố gò các nhân vật vào một định mệnh nghiệt ngã, bắt
chúng phải chấp nhận, riêngạn bè của anh nói chung bị “muối” đến “khú”
mà nói: họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, chí ít cũng là đồng phạm để
cho cái ác hoành hành.
Tiếc thay, khi khắc họa các nhân vật chính diện - cũng là thông điệp về
lý tưởng thẩm mỹ của mình - Ma Văn Kháng quá thiên về cảm xúc xót
thương, thông cảm, quá nhiều khúc ai ca, mà ít, dường như không có một
lời phê phán cần thiết. Anh quá chiều chuộng, vuốt ve những đứa con tinh
thần của mình theo kiểu một người cha bất lực, buông xuôi thiếu một bản
lỉnh tỉnh táo, thông minh của một người thầy, một nhà sư phạm.
“Tâm hồn mình, đó là cái giá tri của riêng mình. Dương đừng hòng hủy
hoại nổi”, thầy giáo Tự nói đúng. Song cần thấy thêm: “Tâm hồn con người
nặng gấp trăm lần thể xác, nặng đến nỗi mỗi người không mang nổi. Bởi
thế người đời chúng ta chừng nào còn sống, phải ra sức giúp đỡ nhau, “cố
làm cho tâm hồn trở nên bất tử” (Nođar Dumbaze - tiểu thuyết “Quy luật
của muôn đời”). Giúp đỡ nhau không có nghĩa chỉ xót thương, thông cảm,
ve vuốt, yêu chiều nhau như Kha, Thuật đối với Tự, Tự đối với chính mình.
Phải giúp nhau để đứng lên tại chỗ, tức thời, bằng trí tuệ, tâm hồn và những