hành động cụ thể, chứ không nên đợi chờ ở “thế hệ mai sau sẽ khá hơn
chúng ta”.
Trở lại ý kiến mở đầu, chúng tôi rất trân trọng mặt thành công của Ma
Văn Kháng khi anh phê phán những tiêu cực trong cuộc sống, khi anh kêu
cứu cho nhà trường, nhưng rất đáng tiếc là ngòi bút tài năng của anh lại tỏ
ra yếu duối, pha chút ngậm ngùi, buông thả theo bản lĩnh của con người,
nhất là các thầy giáo, những người lao động trí óc đang cần được động viên,
khích lệ để xứng đáng với vị trí của họ trong nhà trường, trong cuộc sống
hiện nay.
Xuân 1990
(Báo GVND số 6- 2/1990)
Đám cưới không có giấy giá thú...
PHẲN ÁNH
MINH HẠNH
Gấp lại trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy
giá thú, tôi có cảm giác như Ma Văn Kháng cố ý muốn người đọc tìm hiểu
bài toán so sánh cuộc đời Tự - một anh giáo trường “công” hiện nay với
cuộc đời anh giáo Thứ - một anh giáo “trường tư” thời trước trong Sống
mòn của Nam Cao.
Cảm giác đầu tiên của người đọc là anh giáo Tự nghèo khổ; có lẽ còn
nghèo hơn cả anh giáo Thứ. Nếu như anh giáo Thứ đã có lúc phải cam uất
kêu to: “Sao mà cõi đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế…. Hình
như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng
mình chỉ là mỗi ngày hai bữa... Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính chỉ dùng
vào việc ấy…”. Anh giáo Tự có khác gì: Quanh năm suốt tháng phải “trốn”
lên căn gác xép để “điềm nhiên đánh cái quần đùi vá lấy rú rõ, mặc cái áo