bộ đội xã vai...”. Cái nghèo suốt ngày day dứt Tự. Phải tìm mọi cách để có
tiền đưa cho vợ - từ việc đau xót bán đi những bộ từ điển quí giá cha mình
để lại đến việc đem chiếc lốp được phân phối bán cho con phe.
Hai anh giáo này còn giống nhau ở điểm nữa: họ cùng có tài, cùng ước
mơ được làm những việc có ích cho học trò của mình, cho cuộc đời mà họ
sống khá hơn lên. Thứ của Nam Cao đã ôm ấp bao “mộng mơ” xây dựng
ngôi trường của mình, sao cho “Trường sạch sẽ hơn, có vẻ hơn. Nhà trường
có phòng giấy tiếp khách. Học sinh có tủ sách, hội thể thao, những cuộc
chơi giải trí... Y thành thực yêu nghề và vêu trẻ. Y rất tận tâm, y dạy có
phương pháp và chăm. Y đã làm cho cái trường này được tín nhiệm, nhiều
học trò thêm...”
Còn anh giáo Tự của Ma Văn Kháng thì “được cả phần tâm lẫn phần tài.
Tự là cái khối kiến thức quảng bác, là sự bất ngờ của những khám phá mới
mẻ”. Tự đã hết lòng truyền thụ những kiến thức cho học sinh của anh; giúp
cho biết bao học sinh trở thành con người có ích... Tự đã dám phản đối bí
thư thị ủy Lại khi ông ta không cho 36 học sinh của anh dự thi tốt nghiệp
chỉ vì “lý lịch không rõ ràng...” Nói tóm lại thầy Tự là mẫu mực của một
người thầy giáo “tất cả vì học sinh thân yêu”. Anh yêu nghề, suốt đời tận
tụy hiến dâng tài năng và sức lực cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai.
Thế nhưng, hai anh giáo Thứ và Tự đã được những gì? Nam Cao chua
xót viết: “Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra. Ở một xó nhà quê...
Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!...” Ma Văn Kháng thì
nhờ Kha (bạn Tự) nói hộ mình về Tự bằng những lời cay đắng, não nề...
“Tự đây, kẻ tuẫn nạn của sở nguyện, tin cậy? Bị khinh rẻ, bị bạc đãi, bị đọa
đầy, bị ruồng rẫy. Bị chà đạp, bị vây bủa bốn bề, bị phản bội, bị vu cáo, bị
tước đoị cướp bóc, mất hết. Tiền tài không, quyền lực không. Một chỗ yên
thân cũng không. Rồi đây một chỗ đứng trên bục giảng cũng không nốt.
Chút ước ao định danh không được chấp nhận. Bị chặn các ngả đường. Bị