loạt nhân vật tiêu cực ấy được Ma Văn Kháng xây dựng theo phong cách
dân gian, họ xấu từ trong ra ngoài, xấu từ cội nguồn lý lịch đến cách nói
năng, cư xử và việc làm hàng ngày. Họ đã là cái nền cho nhân vật đẹp nhất,
yêu quí nhất, bi thương nhất là anh giáo Tự.
Ma Văn Kháng có phần “dữ dằn”, “cay độc” khi anh miêu tả cuộc đời
anh giáo Tự và hiện thực chung quanh người thầy giáo “tài đức song toàn”
này. Hiện thực này có trong đời sống nhưng phải chăng là phổ biến, điển
hình cho ngành giáo dục và cho các thầy, cô giáo của chúng ta? Phải chăng
tác giả chỉ muốn “mượn” ngành giáo dục để phản ánh hiện tượng tiêu cực
trong cuộc sống nói chung?
Tiểu thuyết sẽ hấp dẫn hơn, nếu như tác giả không quá lạm dụng khi để
các nhân vật phát ngôn những tư tưởng, những triết lý, những luận thuyết
của anh. Hầu như các nhân vật của cuốn tiểu thuyết đều rất “thích” triết lý,
thích phô trương kiến thức qua cách nói năng của họ. Chính những triết lý
này đã làm chất hiện thực của tác phẩm; đặc biệt, lá thư thứ ba của người
học sinh cũ, với những thuyết lí dài dòng, đôi khi khó hiểu về các thuyết
duy lí, duy tín, duy lợi...
Để cho bức tranh về đời anh giáo Tự bớt ảm đạm, Ma Văn Kháng hé mở
cho người chất hy vọng, đó là niềm tin vào thế hệ tương lai qua các học
sinh cũ, qua em Quyên (con bác Thống), em Hoạt (con anh Tự).. Và ngay
anh giáo Tự cũng được tác giả rọ một chút sáng le lói bằng hình ảnh “bãi
biển Thịnh Long”. Nhưng cả thế hệ dau, cả bãi biển Thịnh Long xa xôi kia
cũng không xóa được cảm giác nặng nề cho người đọc về thân phận bi thảm
của anh giáo Tự. Và một câu hỏi cộm lên với người đọc:
Chẳng lẽ thế hệ hôm nay, những người như Tự, Kha... không còn có ích
gì trong cuộc sống hay sao?
Báo G.V.N.D số 1. 1/1990