Đám cưới không có giấy giá thú
HAY LÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ ĐAU XÓT CỦA THỰC TẠI
TRẦN BẲO HƯNG
Từ một cây bút chuyên viết về đề tài miền núi với phong cách ít nhiều
mang tính chất sử thi, những năm gần đây Ma Văn Kháng lại hướng ngòi
bút của minh về vấn đề nóng bỏng của thực tại, với bút pháp ngày càng đậm
đà tính chất triết luận, suy ngẫm, phân tích, biện giải và ngày càng tỏ ra có
sở trường hơn. Có thể đánh dấu bước chuyển biến này bắt đầu từ tiểu thuyết
Mưa mùa hạ (1982), phát triển và nhuần nhuyễn hơn ở Mùa lá rụng trong
vườn (tiểu thuyết, 1985) Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn - 1987) và
tập trung đậm đặc ở tiểu thuyết mới nhất của anh: Đám cưới không có
giấy giá thú (Nhà xuất bản Lao động, 1989). Viết về hai mảng đề tài khác
xa nhau, Ma Văn Kháng đều có những thành công nhất định, điều đó chứng
tỏ sự trường vốn, sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng của anh trong quá trình lao động
và sáng tạo.
Các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng gây được sự chú ý của người đọc, bởi chúng thuộc những tác phẩm
đầu tiên đề cập đến vấn đề nóng bỏng của thực tại, những gay cấn của đời
thường, tuy vẫn còn rụt rè, vẫn còn loanh quanh ở vấn đề đạo đức, vấn đề
hoàn thiện nhân cách con người - nghĩa là “độ an toàn” cho người viết còn
khá lớn, và người đọc dễ nhất trí đánh giá: đây là một cách nhìn mới về vấn
đề vốn quen thuộc. Cho nên thật là dễ hiểu khi dư luận tuy có khác nhau
chút ít, nhưng nhìn chung khá thống nhất khi đánh giá Mưa mùa hạ và Mùa
lá rụng trong vườn. Nhưng đến Đám cưới không có giấy giá thú tình hình
đã hoàn toàn khác, sự đón
nhận của công chúng không còn thật là vồ vập, nhiệt tình như hai tiểu
thuyết trước, bởi vì nó không còn yếu tố “đầu tiên”, “đột xuất”, “lạ thường”