bít hết các lối thoát. Có cuộc hãm hại nào triệt để đến thế! Nỗi đau này là
nỗi đau nhân thế”.
Người ta đã lý giải sự bế tắc, mòn gỉ của anh giáo Thứ là do sự khao
khát muốn thoát ra khối thực tế bi thảm của đời sống thời bấy giờ. Còn anh
giáo Tự thì sao? Những nguyên nhân nào dẫn đến “thảm cảnh” của đời anh
giáo Tự? Phải chăng vì xã hội chúng ta hôm nay vẫn tồn tại những cái độc
ác, bạo tàn mà đại diện của nó là một nhóm người ngu dốt, thiển cận nhân
danh này nọ, núp dưới những tín điều, những lý luận cao siêu để làm việc
xấu xa thấp hèn? Đại diện cho nó là bí thư thị ủy Lại “một gã đồ tể do theo
cách mạng 2 năm, hơn 700 ngày là có thể đủ vốn riêng để trở thành một
đấng quyền năng cao cả”. Quyền lực của bí thư Lại đã “di truyền” sang
Tuẫn - con trai ông. Cậu ta hỗn láo với thầy Tự, xúc phạm đến sự thiêng
liêng của giờ giảng, thầy Tự trừng phạt bằng một cái tát thì Tuẫn nói: “Đời
ông từ nay khốn khổ rồi”... Ngoài cha con bí thư Lại, còn phải kể đến Cẩm
- hiệu trưởng - ba đời mõ. Từ một anh giáo thể dục chỉ biết nhảy cao, nhảy
xa.... do “là đảng viên duy nhất”, Cẩm đã được chọn đi học đại học khoa
văn, rồi thành giáo viên văn, mà cả đời “chưa đọc hết lượt truyện Kiều”. Vì
sợ chức hiệu trưởng có thể bị lung lay do kết quả thi, Cẩm đã “lẻn” vào văn
phòng chữa điểm thi cho học sinh. Khi bị phát hiện, “lật ngược” vấn đề, đổ
“tội” cho bác Thống để bác Thống vì quá căm uất mà “xuất huyết não”,
mang bệnh suốt đời.
Đó là bí thư chi bộ Dương. Một cái “máy”, một điển hình của sự giáo
điều chỉ biết nhai lại mấy từ “xét trên quan điểm toàn diện” - nhưng hết sức
nông cạn, ngu ngốc, núp dưới daảng để gây họa cho người tốt như Tự.
Đó còn là ông trưởng phòng giáo dục thị xã, con người có biệt hiệu
“không xương sống”, là cô giáo Thảnh - dạy môn hóa luôn tự nhận mình
“có con mắt cú vọ, sống buông thả với mình, và độc ác với học sinh. Hay
còn là thầy giáo Thuật một tài năng toán học tương lai bị mai một do sự
ham muốn vật chất của đời thường, cuối cùng mắc bệnh “thần kinh”… Một