là lợi dụng, lôi bè kéo cánh, đấu đá, gây chuyện om sòm; lại còn coi đó mới
là cách sống có đấu tranh và tiên tiến... Còn bây giờ, ngay dưới cái sân
chung cư của nhiều con ngưòi kia, ngay trước mắt Kha và Tự, đang có cuộc
cãi cọ tranh giành. Lúc dắt xe đạp vào sân chung cư lên gác xép tìm Tự, tận
mắt Kha đã thấy cuộc co kéo, xô đẩy nhau quyết liệt giữa một cô gái khoèo
đại diện cho cư dân lâu đời ở căn hộ này với gã đàn ông mới nhập cư đến
mà đã dám tự tiện thuê thợ đào móng và cho chiếc Bông sen chở cát sỏi, xi
măng đến, định xây cất một căn buồng ở chỗ đất trống, ngay đầu hồi buồng
Tự. Gã định chơi trò xâm lược chớp nhoáng. Đất là đất công. Nhưng, vì vậy
mà tất cả những kẻ ngụ cư ở căn nhà này bỗng thấy mình bấy lâu ngu hèn,
không nhìn thấy nguồn lợi to lớn sờ sờ trước mắt và nhất là thấy mình bị
hớt tay trên. Thôi thì đủ các ngôn từ hạ đẳng được tuôn ra thốc tháo, không
một chút thẹn thùng.
- Tự này… đúng là có người nào đó tìm cậu...
- Làm gì có ai?
- Tớ nghe thấy hình như...
- Không có ai dâu. Ông nghe tôi trình bày nốt cái ý này đã...
Tự giơ tay gạt một trở lực vô hình trong không khí, tâm trí hoàn toàn đi
về một hướng say mê.
- Nguyễn Du không yếm thế dâu. Ở bài Độc tiểu thanh ký này, ông bộc
lộ niềm thương cảm hết mực với con người tài hoa thuở trước. Hơn nữa,
ông thấy mình cùng đội ngũ với họ. Và ông cho rằng: trầm luân đấy, nhưng
tài hoa là bất diệt, là vĩnh hằng. Hai câu thực trong bài thơ nói ý tưởng này.
Quen miệng thì ông trách trời xanh ăn ở bất công mà thôi. Cũng là một cách
nói tu từ nữa. Chú ông trí tuệ lắm! Hóa công nào có thiên vị với ai. Tài
mệnh tương đố trong Kiều chỉ là một cách nói thôi, Kha ạ. Chứ mình tin
rằng Nguyễn Du chịu nhận số phận hẩm hiu của mình một cách kiêu hãnh.