bé không thể khóa trái cửa phòng cũng như cánh cửa tâm tư của riêng mình.
(Trong những gia đình ở giai tầng thấp hơn, trẻ ít được riêng tư hơn về mặt
không gian; nhưng ở đó trẻ có thể được riêng tư về mặt tinh thần nhiều hơn
vì trong điều kiện vật chất khó khăn, cha mẹ thường khó quan tâm được
nhiều đến trẻ.)
Thứ đến, hãy lưu ý đến sự “hợp lý” nhưng ít nhiều mang tính chi phối
trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con gái họ. Có thể chứng minh điều này
qua việc cha mẹ cô bé thu xếp buổi tiệc cho con gái và các bạn hay qua việc
họ tỏ ra khó chịu khi kế hoạch bị phá sản. Minh chứng rõ hơn là việc gia
đình họ mâu thuẫn vì khủng hoảng giao tiếp. Sự khủng hoảng này được
tượng trưng bằng hòm thư không có ai tới lấy thư - một thảm họa mà
nguyên do bởi cô bé và cha mẹ mình không thể thống nhất khái niệm thế
nào là thực và thế nào là ảo.
Thảm họa trên, đã quá rõ, đòi hỏi phải có hành động sửa sai tức thì; hầu
hết các bậc phụ huynh, trong tình thế tương tự, nên làm điều gì đó. Nhưng
cha mẹ của đứa trẻ trong phim này lại chẳng làm gì; họ chỉ nhắc đi nhắc lại
vấn đề, hòng thuyết phục đứa con chấp nhận một cách hiểu sai mang tính
hình thức về việc tổ chức tiệc. Kết quả là nảy sinh tình trạng cường điệu và
ngớ ngẩn tựa trò hề mà trong đó những người kiểu ngoại tại định hướng,
trong các mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng như trong tất cả những mối
quan hệ khác, thường xuyên phải viện đến biện pháp chi phối và phản chi
phối.
Trái với những điều trên, phụ huynh kiểu nội tại định hướng thường
không mấy băn khoăn về sự oán giận hay đối nghịch của con cái. Họ cũng
không dễ dàng nhận thức được điều đó. Cả phụ huynh và con cái đều được
bảo vệ bởi cái khoảng cách vẫn luôn tách biệt hai phía. Phụ huynh theo
ngoại tại định hướng thì ngược lại, họ mong đợi ở con mình không chỉ là xử
sự ngoan ngoãn mà còn cả thiện chí của đứa trẻ. Do vậy, cha mẹ có khuynh
hướng dùng kỹ năng biện chứng vượt trội để “nói lý” với con mình. Và khi
đứa con cũng học được cách tranh luận - khả năng này là một phần thuộc trí