ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 50

thích hợp cho những điều nói trên, cho phép tôi lần nữa nhắc đến cuốn phê
bình do các giáo sư Lipset và Lowenthal chủ biên. Giờ thì tôi muốn quay
sang vài điểm mà mươi năm sau tôi thấy cuốn sách có lẽ đã sai, hoàn toàn
đi quá các xem xét tổng quát về tầm quan trọng của tính cách xã hội vừa
được bàn đến. Tôi sẽ đề cập đến các điểm này ít nhiều theo thứ tự xuất hiện
của chúng trong cuốn sách.

Dân số. Các cộng sự và tôi đã biết rất rõ, trước khi chúng tôi xuất bản

Đám đông cô đơn, rằng việc chúng tôi gắn liền các giai đoạn phát triển lịch
sử với các giai đoạn trên đường đồ thị dân số hình chữ S là khá bấp bênh,
mặc dù các nhà nhân khẩu học như Notestein cho là rất đúng; những người
đọc bản thảo đã nhắc chúng tôi rằng các khái niệm truyền thống định
hướng, nội tại định hướng và ngoại tại định hướng có thể hữu ích, ngay cả
khi không có trình tự lịch sử tất định như Chương I trong cuốn sách của
chúng tôi đề xuất.

[53]

Hơn nữa, các suy đoán của chúng tôi về dân số đã bị

nghi ngờ gần như cùng lúc chúng thành hình. Ngay trước khi Đám đông cô
đơn
đến nhà xuất bản năm 1949, chúng tôi đã đọc tập sách mỏng của
Joseph Davis ở Viện Nghiên cứu Thực phẩm Stanford chỉ trích các nhà
nhân khẩu học, trong đó có Notestein mà chúng tôi dựa vào, và Davis
khăng khăng cho rằng bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai đã làm sụp đổ
lý thuyết chớm giảm dân số. (Bản thân Davis cũng không dám liều đưa ra
lý thuyết thay thế nào về các thay đổi dân số, mà chỉ chê bai các nhà nhân
khẩu học đoán trật trong quá khứ). Chúng tôi bàn với nhau liệu có nên tính
đến quan điểm của Davis và bằng chứng ngày càng nhiều thêm về một thay
đổi quyết định, chứ không chỉ là một dao động tạm thời, về giá trị mà tầng
lớp trung lưu gán cho việc có thêm con cái so với giá trị họ gán cho tiết
kiệm hay mua sắm hàng tiêu dùng. Mãi về sau chúng tôi mới chợt nghĩ
rằng, chọn lựa có thêm con chứ không phải tiết kiệm thêm hay theo đuổi sự
lộng lẫy hào nhoáng tự nó có thể được xem là một biểu hiện cho sự thay đổi
từ tiêu dùng hoang phí để phô trương hướng tới một giá trị cao về các mối
quan hệ cá nhân, mà chúng tôi (cùng với Parsons và White) xem như là dấu
mốc cho một khác biệt giữa người Mỹ hướng ngoại của Tocqueville và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.