ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN - Trang 55

Ở một bình diện thực tế hơn, trong Đám đông cô đơn chúng tôi giả định

rằng các thành tựu chính trị của chính sách kinh tế mới New Deal

[60]

- an

sinh xã hội, việc làm đầy đủ hợp lý, quyền tổ chức của người lao động, vân
vân - sẽ không thể đảo ngược và quả thực sẽ sẵn sàng được kéo dài. Dù đã
xem New Deal là việc chuyển dịch quyền lực khỏi Phố Wall tới các nhà
quản lý công nghiệp (mà chúng tôi cho là không sáng láng được như các
chủ nhà băng), chúng tôi không xem cả Phố Wall lẫn doanh nghiệp lớn là
vững như bàn thạch; và chúng tôi thấy nước Mỹ đã có cái khám phá không
nói ra song không thể đảo ngược sau năm 1939, rằng nền kinh tế chiến
tranh là một liều thuốc khả thi về mặt chính trị để chữa trị suy thoái; từ đây,
chúng tôi xem nền kinh tế dư dật là điều tất nhiên, dù có bền vững thế nào.
Điều này có lẽ là quá tự mãn. Stimson Bullitt đã đúng khi chỉ ra (trong To
Be a Politician
[Để trở thành chính trị gia]) rằng việc tăng quy mô và sự dư
dật của tầng lớp trung lưu thời hậu chiến đã đẩy số người nghèo và chưa
được tổ chức còn lại ra xa ảnh hưởng chính trị hơn nữa. Về các mối nguy đã
quá rành rành của nền kinh tế chiến tranh, dưới đây chúng ta sẽ còn nói
nhiều hơn.

Tuy nhiên, ngày nay khi đánh giá Đám đông cô đơn, nên nhớ là vào năm

1948 trí tưởng tượng và linh hoạt chính trị, dù còn hiếm hoi, vẫn còn là một
thứ mà người ta có quyền hy vọng. Kế hoạch Lilienthal-Baruch

[61]

nhằm

kiểm soát năng lượng nguyên tử đã được đề xuất; Kế hoạch Marshall

[62]

cũng vậy. Cả hai sáng kiến đều bị Liên Xô bác đi và, chúng ta đã biết, điều
này đã ngăn hai kế hoạch đó không trở thành vấn đề tranh cãi dữ dội trong
nước, như đã có thể xảy ra cho bất cứ đề nghị nghiêm túc nào về chuyện
“nhường chút gì” cho người Nga. Dẫu vậy, cả hai kế hoạch đều đã cho thấy
rõ rằng những người ở vị trí chóp bu có thể có mục tiêu lớn; và theo Kế
hoạch Marshall (bất kể lập luận Chiến tranh Lạnh giảo hoạt và cuối cùng là
thất sách nào được triển khai tiếp theo đó), tiền bạc bị Quốc hội trưng dụng
chỉ để viện trợ kinh tế. Trước chiến tranh Triều Tiên và phong trào chống
cộng của McCarthy, chính sách đối ngoại vẫn có thể bị tranh luận, dù dĩ
nhiên không phải là không có áp lực từ các phần tử sôvanh hiếu chiến, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.