ĐÀN CỔ CẦM KHỎA THÂN - Trang 109

sư để lại thông điệp cho đời sau rằng, sự sống và cái chết chỉ cách
nhau một bức tường mà thôi.

Khi đêm xuống và trăng lên, hằng hà sa số ánh bạc lấp lánh

trên biển, chiếu sáng cả hòn đảo ngoài khơi xa. Một khúc cổ cầm
được tấu lên. Lần theo tiếng nhạc, Kê Khang đi xuống bãi sỏi rồi
thấy một túp lều. Ông nín thở đứng nghe ngoài cửa. Âm nhạc im
bặt và một người phụ nữ bước ra. Nàng mời ông vào nhà uống trà.
Nàng nói với ông rằng nàng đã từng là đạo sĩ trên núi. Dù người
sống và người chết không đi cùng một con đường nhưng ông vẫn có
cảm giác như gặp được một người bạn tâm giao, một người tình. Sóng
nước dập dềnh ru êm dịu, họ đàm luận về các quy luật trên trời,
những phương pháp dưới đất, về bí mật của sự đầu thai, về điệu
trong thơ, về nhịp trong nhạc, về các thuật vẽ tranh và chơi cờ vây.
Bình minh chiếu sáng khung cửa sổ nhắc họ đêm đã tàn và ánh mặt
trời sẽ tràn ngập đại dương. Không biết người sống và người chết
ngày nào mới lại được gặp nhau nên họ khóc than bịn rịn chẳng rời
được nhau.

“Vì chàng làm cho cây đàn cổ cầm vui lên”, nữ sĩ nói với ông,

“thiếp sẽ dạy chàng chơi bản Quảng Lăng tán, một giai điệu của trời
cao nơi chỉ có thần tiên sinh sống. Đừng bao giờ chia sẻ nó với
người phàm.”

Bà Mẹ Trẻ dùng đầu ngón trỏ trái gảy vào từng dây đàn mà ngón

trỏ và ngón cái bên tay phải đang ấn giữ. Vọng âm của những con
sóng náo động vẳng lên đâu đó, rồi thì những âm thanh trong như
pha lê nhảy nhót, giống như những chú chim đang đập cánh.

“Cha của Nhiếp Chính là người rèn kiếm nổi tiếng nhất thời

nhà Hàn”, nữ sĩ nói với ông. “Vì cho rằng vũ khí của ông là hạng
nguy hiểm nên Hàn vương cho bắt ông chém đầu, viện cớ ông
không làm kịp vũ khí để giao đúng hạn. Vốn là người nổi loạn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.