trẻ mà họ bỏ lại thì đang khóc than. Bà Mẹ Trẻ ra lệnh cho nhà bếp
lớn, nơi những đầu bếp tay chân lông lá có thể chặt cả một con heo
bằng rìu, từ nay phải chuẩn bị các bữa ăn cho lính bị thương. Nàng
cho đặt một nhà bếp nhỏ gần tòa nhà của mình và ra lệnh nấu
theo những thực đơn đặc biệt cho Nghĩa Phù, để phát triển thể chất
mà nàng cho là dễ bị tổn thương ở tuổi đang lớn. Những cô gái trẻ tay
trắng nõn, móng tay gọn gàng nhào bột, làm bánh và viên thịt, nấu
những chén xúp đựng trong bụng trái cà tím, trái mướp, trái bí. Họ
trộn lá trà với gừng, trộn rễ tre với các phụ gia mua ở vùng phía tây,
ướ
p cá trước khi bọc bằng lá chuối rồi hấp lên. Họ đặt những mẩu
sừng hươu trong một cái tô chôn xuống đất trước khi lấy lên nấu.
Ngồi gần Nghĩa Phù khi nó ăn, Bà Mẹ Trẻ nhìn theo từng cử động
của cánh tay và răng hàm nó.
Được tôn làm tổng đốc của thành Trường An, Nghĩa Chân, con
thứ hai của chồng nàng không biết trị vì. Quanh vị thủ lĩnh mới
mười hai tuổi, các quan lại mưu hại lẫn nhau để cai trị thay nó. Sự
tranh giành của họ cuối cùng không thoát khỏi tay những người láng
giềng. Nước Hạ dấy quân man di chiếm Trường An. Hoảng sợ,
Nghĩa Chân bỏ kinh thành chạy về phương Nam. Trên đường về, nó
không biết cấm quân sĩ cướp bóc và bắt bớ phụ nữ. Chậm chạp vì
túi nặng chiến lợi phẩm, quân đội của nó bị lính nước Hạ bắt giữ.
Nếu Nghĩa Chân chết ở phương Bắc, Bà Mẹ Trẻ nghĩ, thì con
trai nàng là Nghĩa Phù sẽ củng cố sự thừa kế hợp pháp và không
còn kẻ nào ngăn nó lên kế vị. Kinh hãi vì mình dám nghĩ tới điều
thất đức, nàng quỳ sụp dưới chân Phật và cầu nguyện cho Nghĩa
Chân. Vài ngày sau, nàng được tin trong số một trăm nghìn lính, chỉ
duy Nghĩa Chân và vài trăm lính thân cận thoát được cuộc thảm sát
của quân Hạ để trở về phương Nam.
Mất thành Trường An và sự trở về của Nghĩa Chân từ phương
Bắc đã thúc đẩy nhiều sự việc trong triều. Rồi thình lình Bà Mẹ