Mắt Bà Mẹ Trẻ liếc qua cuộn giấy. Nàng nhăn mặt, nhấc cằm
rồi trang trọng nói:
- Trong vai trò là người nối dõi họ Lưu, con trai ta Nghĩa Phù sẽ
không đi về phương Bắc. Nó sẽ không rời khỏi thành Kinh Châu.
Ngươi hãy trở về đi.
Gió thổi giọng nói mạnh mẽ của nàng. Hoàn toàn sững sờ, viên
quân sư cúi đầu rồi lạy tạ, hai tay để dọc bên đùi.
- Bẩm phu nhân, đây là lệnh.
Bằng một động tác nhanh gọn, nàng xé bức thư viết lệnh của
chồng có con triện của thống soái rồi ném nó xuống đất. Quan
lại và binh lính la lên sợ hãi rồi đứng nghiêm lại. Nàng quay đi, nhẹ
nhõm vì lần đầu nói không với chồng.
- Đến đây, chúng ta về! - Nàng nói với Nghĩa Phù đang đứng
sững như tượng.
Nàng nắm tay nó, dẫn tới xe ngựa. Các quan thái giám đi theo,
cùng với quân lính hộ vệ. Đoàn người rời khỏi bến thuyền, để mặc
những người đưa tin từ phương Bắc.
Vài ngày sau, Nghĩa Chân, con trai thứ hai của chồng nàng, sinh
sau Nghĩa Phù một tháng, vượt qua dòng Dương Tử để vào thành
Trường An. Giống như Nghĩa Phù, nó mới mười một tuổi.
Thông qua những thái giám thân tín, Bà Mẹ Trẻ biết rằng trong
nội cung ở Tử Cấm Thành, Hoàng đế cảm thấy bị đe dọa vì danh
tiếng của thống soái nên đã từ chối vinh danh con gái nàng là Huệ
Viên, còn hoàng hậu thì sỉ nhục nó công khai. Những bức thư của Huệ
Viên rất hiếm hoi. Chúng được viết theo những công thức khách
sáo, lễ nghĩa. Bà Mẹ Trẻ đọc những con chữ lạnh lẽo và lịch sự này với