mắt khép hờ, nàng nghe tiếng nhạc của nó trong hạnh phúc. Bỗng
cửa mở ra, binh lính tràn vào nhà rồi lăm lăm kiếm lao tới Nghĩa
Phù. Con nàng chống cự bằng cây đàn đã gãy rồi nhảy qua bức
tường chạy trốn. Vừa hét tên con, nàng vừa chạy theo sau những kẻ
đuổi theo nó. Trên cầu, nàng thấy nó định trốn ra khỏi thành qua
cửa Sấm. Binh lính hiện ra rồi dùng gậy đập nó. Nó lảo đảo rồi ngã
ra đất.
Cảnh này lặp đi lặp lại trong những giấc mơ của nàng, nhưng hai
mươi năm ròng rã, nàng đã cầu nguyện dưới chân Phật nhiều lần
đến mức cuối cùng đã đuổi được nó ra khỏi những đêm tối của
mình. Nhưng Nghĩa Long, kẻ đồng lõa âm mưu giết hại Nghĩa Phù
ở
Ngô quận và Nghĩa Chân trong thành Tân An, ai có thể cho nó sức
mạnh để quên đi? Làm sao nỗi sợ bị trả thù có thể thoát được khỏi
một kẻ đã giết hại hai người anh em cùng lúc?
Nếu Nghĩa Long vững vàng nắm quyền lực, sao nó lại phải lo
nghĩ về một hoàng thái hậu đã thành tu sĩ, một bà già sống xa nhân
thế? Nếu nó quyết định bịt miệng một bà mẹ hai mươi năm sau,
chẳng qua vì nó bị nỗi lòng cắn xé sợ hãi và kinh tởm chính mình! Bị
trí nhớ truy đuổi, nó muốn xóa đi bóng tối của một tội ác thuở xưa
bằng cách tạo ra thêm một tội ác mới. Lẽ nào nó lại không bị trí
tưởng tượng cuồng quay và những đêm dài mất ngủ trị tội? Phải
chịu đựng cơn sợ hãi, đó chẳng phải là khởi đầu của sự trừng phạt đó
sao? Lọ thuốc này mang trên đầu một giọt máu đã thể hiện nỗi lo
của người gửi nó đến. Nếu Nghĩa Long sợ, đó là bởi vì nó bị đe dọa.
Trong hoàng cung, nhiều người chắc hẳn đang mưu phản trong
bóng tối để chiếm ngôi của nó. Có phải chính những đứa con của nó
đang âm mưu lật đổ nó không?
Chuông đồng lớn vang lên, báo hiệu một cơn bão mới. Nàng
chắp tay rồi bắt đầu tụng kinh. Tại sao phải trả thù khi chính ta