Một cây đàn hay phải được làm từ gỗ thông, gỗ chi lai, gỗ sụ ít
nhất năm trăm tuổi. Vì các cuộc chiến tranh liên miên phá hủy các
kinh thành và vì những viên quan mới cho xây nhiều cung điện trên
những phế tích của những cung điện cũ, những cây cổ thụ càng ngày
càng hiếm vì chỉ những cây cổ thụ mới có thân lớn thích hợp làm
rường cột cao và xà vững chãi. Những thợ đàn quay sang tìm những
quan tài bị cướp trong những ngôi mộ giàu sang, các hoàng tử và quý
tộc cung cấp những tấm gỗ trăm tuổi tốt nhất, không hề bị hủy
hoại dưới đất sâu. Nếu người ta cộng tuổi thọ của cây và những năm
tháng quan tài nằm dưới đất lại với nhau thì thợ đàn có được vật
liệu tốt nhất để làm đàn.
Những giang tặc không biết gì về nghề làm đàn và trêu ghẹo sư
phụ chàng. Để làm Thẩm Phong sợ, họ kể cho chàng nghe những câu
chuyện rùng rợn nghe được từ những kẻ đào mộ - phường đòn. Hai
mắt mở to, vểnh tai lên nghe, Thẩm Phong cố nín thở để không lọt
mất từ nào:
“Sau cơn bão đêm khủng khiếp, ông già Lý nghe có tiếng gầm
gừ. Ông ta ra khỏi nệm rơm và thấy một vạt vách đá đã đổ sập. Ở đó,
một cung điện tối tăm được dựng lên, một gã đàn ông ăn vận giàu
sang nằm giữa những cô gái trẻ. Ông lại gần chào họ. Bất ngờ, cái
ghế gãy vụn và những bộ quần áo rách tươm. Chỉ còn lại một bộ
xương khô. Người chết chắc là một người quan trọng! Người ta đã
thờ phụng cả đám tỳ thiếp của ông ta. Những cô gái này bị chôn
sống quanh quan tài của ông ta...”
“Đêm đó, đứa con trai tên Tôn quyết định đi ngang qua nghĩa
địa, con đường ngắn nhất để về nhà. Trăng lên cao. Tuyết lấp
lánh và kêu sột soạt dưới chân nó. Cầm con dao trong tay, nó đi vùn
vụt ngang qua những ngôi mộ. Khi nghĩa địa đã ở phía sau lưng, nó
thở phào đeo dao vào đai quần. Chỉ còn không xa nữa là tới ngôi
làng thì xuất hiện một rừng dương. Khi đi ngang qua rừng, nó nghe