Chấp nhận phê bình
Một trong những điều đáng hổ thẹn nhất nổi lên từ cuộc khủng hoảng tín
dụng và đã tác động toàn diện đến ngành dịch vụ tài chính là sự thiếu hụt
lãnh đạo. Rất nhiều lãnh đạo cấp cao nhận ra rằng vấn đề nghiêm trọng
đang gia tăng, nhưng chỉ có một số người tìm cách giải quyết vấn đề.
Không phải chỉ đến khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ vào
tháng 9 năm 2008 thì mới gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên toàn
xã hội, và đã quá muộn để áp dụng các phương pháp thông thường nhằm
khôi phục lòng tin trên thị trường tín dụng. Chính phủ đã phải cung cấp các
biện pháp tạo sự ổn định cho lĩnh vực tài chính bằng cách đưa ra Chương
trình giảm thiểu rủi ro tài chính (Troubled Asset Relief Program – TARP).
Trốn chạy và lẩn tránh không phải là sự lựa chọn tốt khi đối mặt với vấn đề
xấu. Tốt hơn hết là hãy đối diện với vấn đề và giải quyết một cách cởi mở.
Cần có lòng can đảm và dám chấp nhận rủi ro khi đối mặt với địch thủ
một cách công khai, đặc biệt là khi bạn có thể mắc sai lầm. Những vận
động viên chuyên nghiệp thường kêu ca rằng họ bị chỉ trích một cách thiếu
công bằng về những lỗi lầm của mình. Họ quả quyết rằng không ai trong số
chúng ta đáng phải chịu sự phán xét như vậy. Thực vậy, rất hiếm người
trong số chúng ta phải chịu áp lực công chúng như những vận động viên
đó. Tương tự đối với các công ty. Những lãnh đạo cấp cao là những đối
tượng chịu áp lực. Điều này càng rõ ràng, nhất là trong gian đoạn khó khăn
khủng hoảng. Mọi người yêu cầu giải pháp cho những vấn đề lớn, họ tìm
kiếm câu trả lời tại sao mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Và khi đối phương
chất vấn, bạn hãy ngẩng cao đầu và lắng nghe. Sau đây là hai gợi ý.
THỪA NHẬN SAI LẦM
Công ty cần nhận thức được vấn đề khi gặp phải những sự cố liên quan
đến sản xuất và dịch vụ. Một giải pháp là gặp những nhóm khách hàng
chính để đối thoại. Bước tiếp theo là dàn xếp với khách hàng thông qua các
phương tiện thông tin xã hội như blog, thư tín, Internet. Vấn đề là trao đổi ý
kiến. Đối thoại tốt hơn đối đầu. Ý kiến và giải pháp có thể đến từ những