của bạn sẽ chiến thắng. Nếu không làm được điều này, hoặc chọn cách trốn
chạy, bạn sẽ bị suy yếu và lãng quên cùng với doanh nghiệp của mình. Lựa
chọn thuộc về bạn.
Tránh trò chơi vô bổ
Trong những ngày đen tối của cuộc chiến tranh và xâm chiếm I-rắc, Hoa
Kỳ than vãn về việc không thể đàm phán được với người I-rắc cũng như
với lực lượng chiếm đóng. Một nhà ngoại giao đã nói rằng, khó khăn nhất
là người I-rắc dưới thời của Saddam Husein không chịu đàm phán, tất cả
các thương vụ của chính phủ là “người chiến thắng nắm giữ tất cả”. Một
trong những thứ lôi cuốn mọi người giành giật uy thế và quyền lực là sự
thèm khát tích lũy chiến thắng cho bản thân. Cuộc đấu tranh mà kết quả là
chỉ có một bên chiến thắng gọi là “trò chơi vô bổ”.
“Trò chơi vô bổ” lại xảy ra một cách thường xuyên trong môi trường
doanh nghiệp. “Trò chơi vô bổ” trong doanh nghiệp xuất hiện khi người có
quyền hành lạm dụng nó mà không để tâm đến những thứ lớn hơn. Do đó,
thách thức của người có quyền hành là học được cách chia sẻ quyền lực,
không đơn giản vì đó là việc làm đúng đắn, mà bởi vì đó là cách hiệu quả
nhất để dẫn dắt và quản lý người khác. Đó chính là đàm phán thẳng thắn,
và nó được xây dựng dựa trên sự giao tiếp cởi mở và chân thành.
Những nhà quản lý cấp trung không phải thuộc sở hữu của công ty, họ có
thể bị luân chuyển, được tuyển dụng lại hoặc các công ty khác nhau giữ lại.
Trên thực tế, những người này rất quan trọng đối với thành công của doanh
nghiệp. Do vậy, khi đến với mọi người, sếp nên học cách phối hợp hơn là
thống trị, đón chào hơn là khước từ và tạo điều kiện hơn là đày ải. Nói cách
khác, lãnh đạo ở cấp trung cần đàm phán chiến lược, tránh trò chơi vô bổ
trong cuộc chơi, cả hai bên cùng chiến thắng. Với phương pháp này, bạn
gây dựng lòng tin cả với cấp trên và cấp dưới. Dưới đây là một số cách
thực hiện điều đó.