cuộc trao đổi cởi mở. Là người lãnh đạo, cách bạn giải quyết khó khăn như
thế nào mới là điều quan trọng. Đừng bao giờ coi thường khách hàng, hãy
đối xử với họ như với ông chủ. Tại sao? Bởi họ là chủ tọa của phiên tòa
công chúng. Ý kiến của họ tạo nên dư luận. Tin tốt là khi bạn chiến thắng
những lời chỉ trích, bạn sẽ tạo ra những người ủng hộ.
SỬA SAI
Trong những năm 1990, hãng Nike phát hiện ra rằng hình ảnh của hãng
bị ảnh hưởng bởi tin đồn là hãng đã sử dụng những nhà máy không đúng
tiêu chuẩn và trả lương thấp ở các nước châu Á. Hãng đã nhận ra vấn đề và
tiến hành tăng lương, tạo môi trường làm việc tiêu chuẩn và an toàn tại các
nhà máy. Sau đó, hãng còn xây dựng thêm những nhà máy mới. PR thông
minh thôi chưa đủ, bạn cần phải thực sự thay đổi.
Học hỏi từ sự phê bình
Việc đối mặt với những lời phê bình của công chúng xứng đáng được
khen ngợi, tuy nhiên đôi khi nó lại không thích đáng. Ví dụ, công chúng
không cần biết lý do đuổi việc nhân viên vì bất cẩn, liều lĩnh, tự tung tự tác
hay là gì. Chỉ cần biết là chấm dứt với một người và tiếp tục phát triển. Vì
vậy mà các lời chỉ trích cũng không phải lúc nào cũng công bằng. Một số
khách hàng đưa ra những lời chỉ trích rất vô căn cứ, họ là những người hay
phàn nàn. Tuy nhiên, lờ đi mọi chuyện cũng không phải là cách giải quyết
hợp lý, nếu bạn đối xử với họ một cách tôn trọng, bạn sẽ làm mọi thứ lắng
dịu xuống.
Mọi công ty đều có thể mắc sai lầm. Mỗi người trong số họ, cũng như
mỗi người trong chúng ta, đều có thể tiến bộ hơn. Các doanh nghiệp luôn
rút kinh nghiệm từ những sai lầm hiểu rằng họ có thể thu lợi nhờ việc đối
thoại với những người phê bình nhiều hơn là đối đầu. Đối mặt với lời chỉ
trích không bao giờ thú vị nhưng rất cần thiết. Nếu bạn làm việc này thật
cẩn trọng, bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ, và hiển nhiên là doanh nghiệp