DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 100

Jung nói, “và trong sự sáng suốt như vậy, bản chất con người tuyệt diệu của
chúng ta thúc đẩy một sự chuyển dịch, dẫn dắt chúng ta từ nửa đầu sang nửa
sau của vòng đời. Nó là sự biến hình từ một trạng thái con người chỉ là một
công cụ của bản năng, sang một trạng thái khác khi anh ta không còn là công
cụ mà là chính mình: một chuyển hóa từ tự nhiên thành văn hóa, từ bản năng
thành tinh thần” (Toàn tập XVII, đoạn 335).

Những quan điểm của Jung về tình yêu với người đồng giới cũng dựa

trên khái niệm animus/ anima của ông. Người đồng tính là người trong quá
trình lớn lên đã đồng nhất nhiều hơn với bậc sinh thành thuộc giới tính đối
lập, trong khi tiềm năng của giới tính bản thân đã tương đối ít được để ý tới
hoặc không được thực tại hóa. Kết quả là người đó chỉ cảm nhận yếu tố hấp
dẫn tính dục căn bản, hay ham muốn hợp nhất với “người không biết kia”, ở
những người cùng giới tính với mình - cũng là những người dường như có
những phẩm chất đáng mơ ước mà người đồng tính đang thiếu.

Vì thế, khi người đồng tính nam tìm đến phân tích tâm lý, điều đó

thường là vì họ đã không thể tìm được những gì mình đang đi tìm, cụ thể là
một bạn tình hiện thân cho tiềm năng nam tính không được thực tại hóa của
họ. Phân tích tâm lý có thể giúp ý thức được tầm quan trọng tâm lý của sự
truy tìm này, dọn đường cho một “mối quan hệ cá thể hóa” với người đàn
ông khác, trong đó mỗi bên giúp bên kia thấy được những gì người đó đang
đi tìm. Đối với người đồng tính nữ, việc phân tích tâm lý cũng vì những yếu
tố như vậy.

Những điều trên và các ngụ ý khác trong học thuyết Jung về tâm lý học

đồng tính được trình bày đầy đủ trong Jung những nhà tâm lý học theo
trường phái Jung và tính dục đồng giới
của Robert H. Hopce (Boston:
Shambhala, 1989).

Chuông điểm ban trưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.