bà, nhưng đồng thời phải bám chặt vào tình yêu và sự an tâm mà bà là hiện
thân: “Bất kỳ ai tách rời khỏi mẹ đều mong trở lại với bà. Mong muốn ấy dễ
biến thành một cảm xúc cháy bỏng, đe dọa tất cả những gì đã dành được”
(Toàn tập V, đoạn 352). Đây là mối đe dọa mà những nghi thức chuyển giai
đoạn được đặt ra để khắc phục, bởi như Jung khám phá trong sự đương đầu
với vô thức, có hai động lực hoạt động trong mọi sự phát triển tâm thần. Một
mặt, chúng ta được đẩy ra ngoài và hướng tới tương lai; nhưng mặt khác,
chúng ta bị kéo vào trong và ngược về quá khứ. Sự phát triển không bao giờ
là một quá trình đơn giản thẳng một mạch, mà nó là một vòng xoáy với
những đi lên theo chiều hướng tiến triển và đi xuống theo chiều hướng thoái
lùi. Nhưng từ kinh nghiệm riêng, Jung hiểu rằng thoái lùi có thể giúp ích cho
sự trưởng thành, và một bệnh tâm thần có thể nói lên một nỗ lực của tâm
thần để chữa lành chính nó.
Thời kỳ từ thanh niên đến tráng niên là thời gian người ta có động lực
nhất để chăm lo cho “số 1”, trút hết mọi sinh lực vào nghề nghiệp, hôn nhân,
nhà cửa và con cái. Nó là thời điểm của sự phát triển nhanh nếu không nói là
phiến diện, khi ít người dành đủ thời gian cho đời sống nội tâm. Vì lý do đó,
Jung cho rằng sự chuyên tâm đến con đường cá thể hóa sẽ khó phù hợp ở
giai đoạn này. Ngược lại, đây là thời gian để trả cho xã hội nhằm mua quyền
được cá thể hóa - nhiệm vụ của nửa sau cuộc đời.
Tình yêu và hôn nhân
Trong hầu hết mọi người, năng lực xây dựng quan hệ với giới tính đối
lập chín chắn dần từ thời kỳ thanh niên và tráng niên, cho đến khi hôn nhân
là có thể và được hai bên mong muốn, tất nhiên nếu điều kiện cho phép.
Như chúng ta đã thấy, sự “phải lòng” xảy ra khi một người gặp được ai đó
có vẻ là hiện thân sống của anima hay animus của chính mình, dù điều đó