thống phân loại cổ xưa này được trình bày ngày nay trong Lý thuyết về loại
hình của Rorschach (1921) và Cơ thể và tính cách của Kretschmer (1921),
cũng khoảng cùng thời gian khi Jung xuất bản Những loại hình tâm lý.
Động cơ của Jung trong việc đặt ra loại hình học của mình chỉ phần nào
bắt nguồn từ mong muốn giải thích tại sao ông và Adler đã tranh cãi với
Freud. Tôi tin rằng nó cũng là một nỗ lực khác nhằm bù đắp cho cảm giác
lập dị và cô độc của cá nhân ông. Ông đã khám phá những gì mình có chung
với phần còn lại của nhân loại, nên cũng phải giải thích mình khác biệt như
thế nào.
Vì vậy, ông đã thực hiện khảo sát sâu rộng về một số tranh cãi lớn
trong lịch sử (như giữa St. Augustine và Pelagius, Tertullian và Origen,
Luther và Zwingli) và một số khác biệt chính về cách phân loại do những
triết gia trong quá khứ đưa ra, như sự tương phản do Friedrich Nietzsche
(1844-1900) đề ra giữa Apollo (lý lẽ, tư duy logic) và Dionysus (cảm xúc,
bản năng), sự trái ngược mà Carl Spitteler (1845-1924) nói tới giữa
Prometheus (nhận thức sớm) và Epimetheus (nhận thức muộn), hay phân
biệt của Johann Wolfgang Goethe (1749-1832) giữa nguyên lý tâm trương
và nguyên lý tâm thu. Ông kết luận rằng trong tất cả mọi trường hợp, sự
phân biệt nói lên một khác biệt nền tảng giữa thái độ hướng ngoại và thái độ
hướng nội.
Bên cạnh đó, ông căn cứ miêu tả của mình trên những nội kiến có được
từ thực nghiệm, bắt nguồn từ việc quan sát nhiều cá nhân khác nhau. Về
điểm này, ông đã quá nhạy cảm, vì khi loại hình học của ông bị các nhà tâm
lý học hàn lâm công kích, ông đã đưa ra sự đáp trả chua chát trong lời tựa
cho ấn bản lần thứ bảy của Những loại hình tâm lý. “Loại hình học của tôi là
kết quả của nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, và tất nhiên, một kinh nghiệm
như vậy không có sẵn với các nhà tâm lý học hàn lâm…”!
Tuy nhiên, rõ ràng có một nguồn tham khảo quan trọng về hai loại thái
độ, nhưng đã không được nói tới trong mục điểm tư liệu rất bao quát của