DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 130

góp của nó cho hiện tại và tương lai. Áp dụng một quan điểm giản hóa nghĩa
là phủ nhận năng lực sáng tạo và hướng đích của hệ thống tâm thần. “Không
sự việc tâm lý nào có thể được giải thích chỉ bằng nhân quả không thôi. Là
một hiện tượng sinh động, nó luôn gắn liền với sự liên tục của quá trình
sống còn, nên nó không chỉ là một thứ đã tiến hóa, mà đang liên tục tiến hóa
và sáng tạo” (Toàn tập VI, đoạn 717).

Chính vì thế, giấc mơ đóng vai trò như một nhu cầu cứu cánh luận của

Ngã trong quá trình không ngừng hướng tới sự tự hiện thực hóa trong cuộc
sống (cứu cánh luận nghĩa là hướng tới mục tiêu đạt được sự toàn vẹn).

Biểu tượng học

Không có lĩnh vực bất đồng nào giữa Jung và Freud phản ảnh sự khác

biệt tính khí giữa hai người rõ bằng những quan điểm của họ về biểu tượng
(symbol). Theo Freud, một biểu tượng là một diễn đạt ẩn dụ về một ý tưởng,
một mâu thuẫn hay ước muốn vô thức. Nó là sự hình thành thay thế, có tác
dụng che giấu ý nghĩa đích thực của ý tưởng mà nó biểu đạt. Chẳng hạn,
một thanh kiếm là biểu tượng của dương vật, vỏ kiếm là biểu tượng của âm
hộ, và đưa kiếm vào vỏ là biểu tượng của sự giao hợp.

Về phía Jung, ông không hề xem biểu tượng theo định nghĩa của Freud

là một biểu tượng. Nó là một dấu hiệu (sign), vì nó thường nói tới một thứ gì
đó đã biết hoặc có thể biết, và biểu đạt một ý nghĩa đã được cố định. Hiểu
biết của Jung về biểu tượng là hoàn toàn khác. Đối với ông, biểu tượng là
những thực thể sống, chúng tìm cách diễn tả một điều trước đó chúng ta
không biết. Chúng là những ý tưởng trực giác, vào lúc hình thành không thể
được trình bày theo cách nào tốt hơn (Toàn tập XV, đoạn 105). Như vậy,
biểu tượng “có ý nghĩa nhiều hơn những gì chúng nói” và vẫn “mãi mãi là
một thách thức đối với suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta” (Toàn tập, XV,
đoạn 119).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.