thể khai thác phương diện có ích của vô thức. Vô thức khi ấy sẽ cho chúng
ta tất cả sự khích lệ và giúp đỡ mà một tự nhiên hào phóng và dồi dào có thể
đổ lên con người” (Toàn tập XIV, đoạn 502).
Đúng là nhấn mạnh của Jung luôn nhằm vào đời sống nội tâm thần của
cá nhân, nhưng ông không bỏ qua tầm quan trọng của việc thích ứng với các
đòi hỏi của xã hội:
Như vậy, từ quan điểm tâm lý học (thay vì lâm sàng), chúng ta có thể chia chứng loạn thần kinh
chức năng thành hai nhóm chính: nhóm người chủ nghĩa tập thể với cá tính riêng kém phát
triển, và nhóm người chủ nghĩa cá nhân với sự thích nghi tập thể bị teo mòn. Quan điểm trị liệu
cũng theo đó khác biệt, bởi rõ ràng một người cá nhân chủ nghĩa bị loạn thần kinh chỉ có thể
được chữa khỏi bằng cách nhận ra con người tập thể trong mình - từ đây sinh ra nhu cầu thích
nghi tập thể. (Toàn tập XVI, đoạn 5)
Jung cho rằng triệu chứng tâm thần là những phóng đại dai dẳng của
các phản ứng tâm sinh lý tự nhiên. Quan điểm này không chỉ được Freud
chia sẻ mà còn được tái xác quyết bởi những nhà tâm thần học cùng thời sử
dụng các khái niệm tập tính học trong phương pháp chữa bệnh tâm thần của
họ. Chẳng hạn, bác sĩ Brant Wenegrat của Trung tâm Y khoa Đại học
Stanford nhận thấy mọi triệu chứng bệnh lý tâm lý - dù là loạn thần, nhiễu
tâm hay thái nhân cách – đều là những biểu hiện bất thường về mặt thống kê
của những chiến lược đáp ứng bẩm sinh (thuật ngữ ông dùng để nói tới cổ
mẫu) mà mọi cá nhân đều có dù họ khỏe mạnh hay bị bệnh tâm thần.
Jung đưa nội kiến này đi thêm một giai đoạn rất quan trọng nữa, ông
lập luận rằng bản thân sự hình thành triệu chứng là một sản phẩm của quá
trình cá thể hóa, và bệnh tâm thần là một hành động sáng tạo tự sinh, một
chức năng trong nhu cầu trưởng thành và phát triển của tâm thần, nhưng
phải diễn ra trong những hoàn cảnh bất thường. Vì vậy, nhiễu tâm là một
dạng thích nghi nhằm thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống, dù là sự
“thích nghi kém cỏi” của một cơ thể có tiềm năng khỏe mạnh. “Do một