chúng ta phải hình thành sự tiếp xúc với những năng lực tạo lập biểu tượng,
tiềm ẩn trong bản chất tinh thần của chính mình. Điều cần thiết là một công
việc tâm lý khó khăn nhằm mở rộng trí não trước sự dồi dào bên trong của
vô thức, hiện thực hóa năng lực trở thành tổng thể. Trong quá trình ấy, ý
nghĩa và mục đích sẽ tràn đầy trở lại cuộc sống của chúng ta.
Jung phân chia phân tích tâm lý thành bốn giai đoạn, tất nhiên không
tránh khỏi trùng lặp và không phải luôn diễn tiến theo một trình tự không
đổi. Bốn giai đoạn này là:
i) Thú nhận (Confession): Đây là giai đoạn phấn chấn ban đầu, khi một
người chia sẻ với nhà phân tích những bí mật mà mình mang theo. Nó
thường gắn liền với cảm giác giải tỏa sâu sắc, phá bỏ một gánh nặng, giải
phóng một khối độc hại. Cảm giác tội lỗi được giảm xuống, cảm giác bị cô
lập, thấp kém hay quá giới hạn cũng vậy. Sự hợp nhất với bóng bắt đầu.
ii) Làm sáng tỏ (Elucidation): Giai đoạn này đại khái tương tự như
phân tích “diễn giải” của Freud. Những triệu chứng và hiện tượng chuyển di
được khảo sát, những lĩnh vực thiếu phát triển được khoanh vùng. Giai đoạn
này hiếm có những chuyển hóa triệt để, nhưng công việc nghiêm túc với vô
thức đã bắt đầu.
iii) Giáo dục (Education): Những hiểu biết sáng tỏ trong giai đoạn (i)
và (ii) giờ đây được đưa trở lại cuộc sống. Người ta bắt đầu trải nghiệm bản
thân khác đi và khám phá những phương cách tồn tại mới. Giai đoạn này
thường đi liền với việc cải thiện năng lực thích ứng với những đòi hỏi của xã
hội.
iv) Chuyển hóa (Transformation): Phân tích vô thức đưa người ta đến
chỗ mặt đối mặt với bóng, anima hoặc animus và những thành phần cổ mẫu
được kích hoạt khác. Đây là một bù đắp nội cân bằng tự nhiên cho sự phát
triển hạn hẹp, nhiễu loạn hoặc phiến diện trước đây. Ở giai đoạn này, chức
năng siêu việt của các biểu tượng trở nên hoàn toàn phát huy tác dụng. Sự