DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 62

Như vậy, tâm lý học của Jung cũng trở thành một vũ trụ học, bởi ông

nhìn nhận tiến trình phát triển cá nhân hướng tới một tâm thức trọn vẹn
giống như xảy ra trong bối cảnh vĩnh hằng. Tinh thần, dù tồn tại như thể
riêng biệt, sul generis, như một phần khách quan của tự nhiên, nhưng lại
chịu cùng các quy luật chi phối vũ trụ, và bản thân nó là sự thực thi tối
thượng của những quy luật ấy: thông qua sự thần diệu của tâm thức, tinh
thần con người cung cấp tấm gương để Tự nhiên thấy mình được phản
chiếu.

Lúc tuổi già, ông có nhiều linh cảm về việc sắp chết, và điều khiến ông

ấn tượng là mình không có những hối hả của vô thức về sự ra đi ấy. Thật ra,
cái chết đối với ông có vẻ tự thân nó là một mục tiêu, một thứ để chào đón.
Vì vậy, trong một giấc mơ, ông đã thấy “tháp Bollingen khác” chìm trong
ánh sáng rực rỡ, và một giọng nói vang lên với ông rằng mọi thứ đã hoàn tất
và sẵn sàng đón ông. Nhìn lại đời mình, ông ngẫm nghĩ: “Trong trường hợp
của tôi, chắc chắn một thôi thúc say mê đối với hiểu biết đã khiến tôi ra đời,
bởi lẽ đó là yếu tố mạnh nhất trong bản chất con người tôi” (Tự truyện, trang
297). Nhu cầu hiểu và biết này đã giữ ông sống đầy sáng tạo đến tận 86 tuổi,
tới khi ông bị hai cơn tai biến trong cùng một tuần, và thanh thản ra đi vào
ngày 6 tháng 6 năm 1961 tại Kusnacht.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.