DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 70

Do vậy, tất cả những nhân tố từng cần thiết đối với tổ tiên gần và xa của chúng ta cũng sẽ cần

thiết đối với chúng ta, bởi chúng được ghi vào hệ thống hữu cơ mà chúng ta thừa hưởng. (Toàn

tập, VIII, đoạn 717)

Những tư tưởng rất giống với Jung đã trở nên phổ biến trong vòng bốn

mươi năm vừa qua trong một bộ môn khoa học khá mới mẻ là tập tính học -
ethology (một nhánh của sinh học hành vi, nghiên cứu động vật trong môi
trường sống tự nhiên của chúng). Mọi loài vật đều sở hữu một danh mục
hành vi. Danh mục hành vi này phụ thuộc vào các cấu trúc mà sự tiến hóa đã
đưa vào hệ thần kinh trung ương của loài. Các nhà tập tính học gọi những
cấu trúc này là những cơ chế phóng thích bẩm sinh (innate releasing
mechanism - IRM). Mỗi IRM được hướng dẫn trở nên hoạt động khi một
kích thích phù hợp - gọi là kích thích bằng dấu hiệu - được bắt gặp trong
môi trường. Khi một kích thích như vậy xuất hiện, cơ chế bẩm sinh được
giải phóng, và con vật phản ứng với một kiểu thức ứng xử đặc trưng, đã
được sự tiến hóa làm cho thích hợp với tình huống. Vì thế, một con vịt trời
cái sẽ say mê khi nhìn thấy cái đầu xanh xinh xắn của một con vịt trời đực.
Cái đầu xanh là kích thích bằng dấu hiệu, nó giải phóng cơ chế bẩm sinh
trong hệ thần kinh trung ương của con vịt cái, cơ chế này chịu trách nhiệm
về kiểu thức ứng xử đặc trưng liên quan đến bản năng trong con vịt.

Đây về cơ bản cũng là cách Jung quan niệm về sự vận hành của cổ mẫu

trong con người, và ông cũng nhận thức sự khác biệt. Theo ông, một cổ mẫu
không phải là “một tư tưởng được kế thừa” mà thay vào đó là “một phương
thức vận hành được kế thừa”, giống như cách thức bẩm sinh của một con gà
chui ra khỏi quả trứng, của con chim làm tổ, của loài ong bắp cày chích vào
hạch vận động của sâu bướm, hay của cá chình tìm đường về Bermudas. Nói
cách khác, nó là một “kiểu thức ứng xử”. Jung kết luận rằng khía cạnh này
của cổ mẫu, “một khía cạnh thuần túy sinh học, là mối quan tâm thích đáng
của tâm lý học khoa học” (Toàn tập XVIII, đoạn 1228). Ở một phương diện
nhất định, tập tính học và tâm lý học Jung có thể được xem như hai mặt của
một đồng xu: cứ như thể các nhà tập tính học đã tham dự vào một khám phá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.