DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 71

hướng ngoại về cổ mẫu, còn những người theo học thuyết Jung đã dấn thân
vào một khảo sát hướng nội về IRM.

Sự thịnh hành của lý thuyết cổ mẫu

Nhiều bộ môn khác đã đặt ra những khái niệm tương tự như giả thuyết

cổ mẫu, nhưng thông thường không đề cập đến Jung. Chẳng hạn, quan tâm
chủ yếu của Claude Levi-Strauss và trường phái nhân loại học cấu trúc là về
các hạ tầng vô thức, được xem là chịu trách nhiệm cho mọi tập quán và
thông lệ của con người. Các chuyên gia ngôn ngữ học thì cho rằng dù ngữ
pháp khác nhau, các dạng thức căn bản - được Noam Chomsky gọi là những
cấu trúc sâu của ngôn ngữ - lại có tính phổ quát (nghĩa là ở cấp độ thần kinh
- tâm thần sâu nhất tồn tại một ngữ pháp phổ quát [hay “cổ mẫu”] mà mọi
ngữ pháp riêng đều dựa vào đó). Một ngành hoàn toàn mới là sinh học xã
hội đã phát triển dựa trên lý thuyết rằng những kiểu thức ứng xử tiêu biểu
của mọi loài trong xã hội, kể cả loài người, phụ thuộc vào những chiến lược
phản ứng được thừa hưởng qua di truyền,
được thiết kế để tối đa hóa sự phù
hợp của cơ thể nhằm sống sót trong môi trường mà nó tiến hóa. Ngành sinh
học xã hội cũng cho rằng sự phát triển tâm lý xã hội trong các thành viên cá
nhân của một loài phụ thuộc vào cái được gọi là những quy tắc biểu sinh -
epigenetic rules
(nghĩa là những quy tắc dựa trên đó sự phát triển diễn ra).
Thậm chí gần đây hơn, các nhà tâm thần học theo định hướng tập tính học
đã bắt đầu nghiên cứu cái họ gọi là những kiểu thức phản ứng tâm thần sinh
học
những cấu trúc thần kinh đồng đẳng sâu, được họ xem là chịu trách
nhiệm cho việc tạo ra những kiểu thức điều chỉnh lành mạnh hoặc không
lành mạnh ở bệnh nhân khi phản ứng với những biến đổi trong môi trường
xã hội. Tất cả những khái niệm này hợp với giả thuyết cổ mẫu mà Jung đã
đề xướng nhiều thế kỷ trước nhưng hầu như bị mọi người thờ ơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.