chết. Không thể có một liên hệ nhân quả nào giữa hai sự kiện, nhưng chúng
ta cảm nhận sự xuất hiện đồng thời của chúng như thể có ý nghĩa.
“Nguyên lý kết nối phi nhân quả” - như cách Jung gọi - là cơ sở của
quan điểm phương Đông cổ về thực tại, được thấy trong Kinh Dịch. Nói rõ
hơn, bất cứ chuyện gì xảy ra cũng liên quan đến mọi điều khác xảy ra vào
cùng thời điểm. Thế giới quan phương Tây cho rằng thời gian là một đo
lường thuần túy trừu tượng, nhưng thật sự mà nói, nó chưa bao giờ tạo cho
chúng ta cảm giác như vậy. Thật ra, toàn bộ “kỹ nghệ luyến tiếc quá khứ”
phụ thuộc vào việc tâm thần của chúng ta nhận thức rằng thời gian có một
tính chất hoàn toàn của riêng nó, tô điểm cho những sự kiện trong quá trình
chúng xảy ra. Jung cảm nhận một cách trực giác rằng điều này nói lên một
trật tự cổ mẫu phi nhân quả, nằm ở gốc gác của mọi hiện tượng, chịu trách
nhiệm cho ý nghĩa ẩn giấu trong sự trùng hợp của các sự kiện vật lý và tâm
lý.
Đương nhiên, những sự việc đồng hiện đôi khi là một phần trong trải
nghiệm của hầu hết chúng ta, và có một điều gì đó không thỏa đáng khi
chúng hay bị văn hóa của chúng ta gạt bỏ theo thói quen, xem chúng “thuần
túy là sự trùng hợp”. Cách tiếp cận của Jung điển hình ở chỗ ông quan tâm
đến mọi trải nghiệm, và ông nhìn nhận những biểu hiện có vẻ không liên
quan với nhau trong đời sống con người cũng nghiêm túc như những biểu
hiện hợp lý và có liên quan với nhau.
Những ngụ ý
Việc Jung áp dụng lý thuyết cổ mẫu vào các lĩnh vực riêng tư của kinh
nghiệm loài người dù có đem lại sự thuyết phục hay không, cũng khó có thể
phủ nhận rằng nó là một tư tưởng với những ý nghĩa sâu xa. Nếu các cổ mẫu
là điều kiện tiền đề của mọi trình hiện đúng như Jung tin, chúng phải biểu
hiện trong những thành tựu tinh thần liên quan đến nghệ thuật, khoa học, tôn