DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 83

ứng xã hội của một người thành công hay thất bại là phụ thuộc vào nó. Luôn
có một yếu tố giả vờ trong mặt nạ nhân cách, vì mặt nạ nhân cách giống như
một kiểu ô kính bày hàng, trong đó chúng ta thích bày những thứ tốt nhất
của mình. Người ta cũng có thể nghĩ nó như một chuyên gia quan hệ công
chúng, được cái tôi sử dụng để đảm bảo người khác sẽ nghĩ tốt về mình. “Có
thể nói với một chút cường điệu rằng mặt nạ nhân cách không phải là con
người ta trong thực tế, nhưng lại là thứ bản thân ta và người khác nghĩ ta là
vậy”. (Toàn tập IX.i, đoạn 221).

Mặt nạ nhân cách bắt đầu hình thành từ khi còn rất nhỏ do một nhu cầu

tuân thủ theo những ước muốn, kỳ vọng của cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Trẻ
em nhanh chóng nhận ra những thái độ và hành vi nhất định là dễ được chấp
nhận và có thể được tưởng thưởng bằng sự tán thành, trong khi những thái
độ và hành vi khác là không chấp nhận được, có thể dẫn tới sự trừng phạt
hoặc không được yêu thương. Khuynh hướng của trẻ là đưa những nét tính
cách dễ chấp nhận vào mặt nạ nhân cách và giữ những nét tính cách khó
được chấp nhận ẩn đi hoặc đè nén chúng. Những khía cạnh không hay về
mặt xã hội của nhân cách đang trưởng thành thường bị tống vào trong vô
thức cá nhân, nơi chúng kết hợp lại để tạo thành một phức hợp khác - hay
một nhân cách tham gia khác - được Jung gọi là bóng (shadow).

Bóng

Jung cảm thấy “bóng” là thuật ngữ phù hợp để chỉ nhân cách phụ và

không được thừa nhận này, vì chắc chắn trong nó có yếu tố “bị che”, bị ẩn đi
trong căn phòng tối chứa những đồ tập tàng của vô thức kiểu Freud. Dù
không được đón nhận, nó lại tồn tại dai dẳng như một động lực mạnh mẽ mà
chúng ta đưa theo đi bất cứ đâu như một người bạn đồng hành bí hiểm, theo
sát gót y như cái bóng của chúng ta. Phần lớn thời gian chúng ta có thể biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.