cha mẹ trong vô thức tập thể. Tiêu chí chủ chốt là cha mẹ thực tế phải “đủ
tốt” để thực tại hóa cổ mẫu cha mẹ, nghĩa là họ nên đủ hiện hữu (nhằm đáp
ứng quy luật cận kề) và chăm sóc đủ thích đáng (nhằm đáp ứng quy luật
tương tự) để gần giống với những kỳ vọng của cổ mẫu ở đứa trẻ. Trong
những trường hợp cha mẹ không “đủ tốt”, phần còn lại của chương trình
sống có thể bị méo mó, và những giai đoạn sau trong chuỗi cổ mẫu có thể
không được thực tại hóa. Vì thế, một bé trai có cha không ra gì hoặc không
có cha có thể không hiện thực hóa được tiềm năng nam tính của mình đến
mức đủ để củng cố vai trò xã hội hoặc nghề nghiệp mà những năng khiếu
riêng đã trao cho nó, hoặc có thể nó không có khả năng duy trì mối quan hệ
với một người của giới tính đối lập đủ lâu để bản thân nó trở thành một
người chồng hoặc người cha thích hợp.
Những nghi thức chuyển giai đoạn
Đối với nam giới, nhiệm vụ của cổ mẫu ở tuổi thơ và thời thanh niên
được miêu tả tượng trưng trong những thần thoại anh hùng được thấy ở khắp
nơi trên thế giới. Những thần thoại này kể về quá trình nhân vật chính rời
khỏi gia đình, chịu một số kiểm tra và thử thách, và thử thách tột đỉnh là
cuộc chiến với một con rồng hoặc con quỷ. Chiến thắng của người anh hùng
được tưởng thưởng bằng “kho tàng khó khăn lắm mới giành được”, như
ngôi vua của một vương quốc và một nàng công chúa xinh đẹp làm vợ.
Trong cuộc sống thực cũng vậy: để dấn thân vào phiêu lưu của cuộc đời, bé
trai phải giải thoát bản thân khỏi những trói buộc vào gia đình, cha mẹ và
anh chị em, qua được những thử thách của nghi thức dẫn nhập vào tuổi
trưởng thành (mà hầu như mọi xã hội truyền thống đều áp đặt), và giành
được một vị trí cho mình trong đời (vương quốc). Để đạt tất cả những điều
này và để có được một người vợ, anh ta phải vượt qua sức mạnh của phức
hợp người mẹ vẫn còn phát huy tác dụng trong vô thức (cuộc chiến với con
rồng). Điều này cuối cùng dẫn tới sự sinh ra lần thứ hai từ người mẹ, sự cắt