thiết trong những tháng mùa đông giá lạnh. Như một tượng trưng, cái lò
sưởi có thể được xem như một biểu tượng của sự ấm cúng, tình thương, và
sự trung thành. Ý nghĩa biểu tượng ngày càng trở nên minh bạch hơn khi
chúng ta xem xét bối cảnh của bức tranh. Có vài viên gạch lát được trang
hoàng hình ảnh thần Ái tình (Cupid) cũng quy chiếu về tình thương và sự
ấm cúng. Không rõ có phải điều này phản ánh việc cô gái vắt sữa đang yêu
không, nhưng bằng việc xem xét những hình ảnh theo phương pháp ảnh
tượng kí trong bức tranh, chúng ta có thể thấy nó không hẳn chỉ là một
cảnh sinh hoạt đời thường.
Ảnh tượng học không chỉ là một phương tiện để đọc nghệ thuật của
thời quá khứ xa xăm - nó còn có thể giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa biểu
tượng của nghệ thuật gần đây. Chẳng hạn Đài tưởng niệm Washington
(Washington Monument) là một biểu tượng của nhà nước Hoa Kỳ. Hình
thức tháp bia của nó quy chiếu về quyền uy của Ai Cập và La Mã cổ đại và
là một biểu tượng sung mãn về một đất nước, chính quyền, thủ đô mới
được thành lập. Ảnh tượng này bị biến dạng, như một lời phản đối chiến
tranh, bởi nghệ sĩ Claes Oldenburg trong bức tượng Son môi (Lipstick). Ở
đây, Oldenburg biến cái tháp bia thành một hình ảnh chiến tranh phi lí một
cách tàn bạo, và có thể bị làm xẹp lép. Oldenburg là thành viên của phong
trào Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art), chủ yếu liên quan tới việc sử dụng
những hình ảnh phổ thông trong quần chúng và những biểu tượng từ đời
sống hàng ngày, và cho chúng ta một đường lối khác để đọc nghệ thuật.
Pop Art xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thập niên 1950 và phát triển
thịnh vượng trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, sử dụng hình ảnh
và những kĩ thuật của chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa đại chúng. Nó phát
triển trước hết ở Anh và ở Hoa Kỳ như một phản ứng chống lại chủ nghĩa
biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism), nơi nó được kết nối với sự
giàu sang và thịnh vượng của kỉ nguyên hậu-Thế chiến 2 và xã hội tiêu thụ.
Phong trào này loại trừ những sự phân biệt giữa thị hiếu ‘tốt’ và ‘xấu’, giữa
nghệ thuật thuần túy và nghệ thuật thương mại. Những nghệ sĩ Pop Art
dùng các ảnh tượng thông thường được thấy trong những truyện tranh,