rằng thú vật nuôi trong nhà không phải là một tiêu điểm chủ yếu cho các
nghệ sĩ trong hai ngàn năm qua.
Tuy vậy, phong cách đã đóng một vai trò tạo nghĩa trong các lịch sử về
nghệ thuật, và chỉ trong những năm gần đây, khái niệm về sự tiến triển của
phong cách trong nghệ thuật phương Tây mới được tái thẩm định. Thực
vậy, sự nhấn mạnh trên phong cách đã dẫn chúng ta đến quan niệm về sự
diễn tiến và phát triển thường xuyên trong nghệ thuật. Nếu muốn nghệ
thuật tái hiện cái thế giới mà chúng ta nghĩ rằng mình nhìn thấy, chúng ta
có thể áp đặt một quan niệm về sự chuyển động liên tục hướng về chủ
nghĩa tự nhiên. Nhưng vậy chúng ta nghĩ sao về thứ nghệ thuật không quan
tâm đến sự tái hiện theo chủ nghĩa tự nhiên? Loại nghệ thuật trừu tượng
(abstract art) hoặc nghệ thuật ý niệm (conceptual art) có thể nào bị gạt
sang bên lề và coi là chỉ có tầm quan trọng hạng hai - đôi khi nó được dán
nhãn hiệu là nghệ thuật ‘nguyên thủy’ (primitive) hoặc nghệ thuật ‘ngây
thơ’ (naïve art), với một thái độ khinh thường. Trong nhiều đường lối, nghệ
thuật hiện đại chạm trán với thành kiến này, nhưng thường sẽ kích động câu
hỏi ‘nó có phải là nghệ thuật không?’.
Trong trường hợp lịch sử mang tính chất tiểu sử, chúng ta tìm kiếm
bằng chứng cho tuổi trẻ, sự chín chắn, và tuổi già trong tác phẩm của một
nghệ sĩ. Điều này hoàn toàn suôn sẻ nếu nghệ sĩ sống thọ, nhưng một cái
chết bất đắc kỳ tử không thích hợp cho loại đồ thị tự sự hình vòm cung này.
Tác phẩm lúc đầu có tựa đề Cánh đồng hoa anh túc/ The Poppy Field
(1873) của họa sĩ Claude Monet (1840 - 1926) khác biệt với những chuỗi
tranh về cùng đối tượng vào những lúc khác nhau của ngày mà ông sáng
tác trong các thập niên 1880 và 1890, như được thấy trong cách nhìn của
ông về Nhà thờ lớn ở Rouen/Rouen Cathedral (1894; Hình 1) hay Những
đụn rơm/ Haystacks (1891). Nhưng mặc dù chúng ta có thể thấy những sự
bận tâm tương tự với ánh sáng, bóng rợp, và màu sắc như một đường lối
tạo mẫu cho hình thức, những giai đoạn này trong sự nghiệp của Monet
đứng tách biệt khỏi các tác phẩm cuối đời, như là những bức họa lớn về các
ao sen ở khu vườn theo phong cách Nhật Bản của ông ở Giverny. Lối tiếp