DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 42

Buonarroti - nhà điêu khắc kiêm họa sĩ có khí chất mạnh mẽ đã làm sửng
sốt nước Ý vào đầu thế kỉ thứ 16 với những bức bích họa trên trần Điện thờ
Sistine (1508-1512) và pho tượng cẩm thạch khổng lồ David (1501-1504).
Thực vậy, Michelangelo là nghệ sĩ duy nhất còn đang sống mà tiểu sử xuất
hiện ngay trong lần biên tập đầu tiên của cuốn sách. Michelangelo mất năm
1564 và lần biên tập thứ hai của sách được biết đến hơn rất nhiều xuất hiện
vào năm 1568.

Vấn đề với quỹ đạo của Vasari trong lịch sử nghệ thuật là câu hỏi đơn

giản về những gì xảy ra sau Michelangelo? Phải chăng nó ngừng lại hay đi
vào thoái trào? Một khi cực đỉnh của sự hoàn hảo đã đạt tới, nghệ thuật còn
có thể đi về đâu? Các bạn có thể thấy từ điều này rằng tạo dựng ý niệm về
sự tiến bộ của nghệ thuật, dù là hướng về nghệ thuật siêu đẳng của một cá
nhân, như ở đây, hoặc là ý niệm trừu tượng hơn về sự tái sáng tạo của
những hình thức cổ điển hay sự tái hiện không tì vết về chủ thể con người,
hàm ý một sự kết thúc lịch sử nghệ thuật. Điều này nêu lên một đề xuất
quan trọng về việc viết bất cứ loại lịch sử nào. Lịch sử được viết với lợi ích
của việc hồi cố: chúng ta biết những gì tới trước và sau những biến cố được
thảo luận. Ý niệm là những biến cố được phơi mở hướng về một kết cục
xác định được gọi là mục đích luận (teleology). Nhưng lịch sử tiếp diễn
vượt ngoài thời điểm mà sử gia đang viết; vậy nên, chúng ta có khả năng tái
cấu trúc những tiến trình và những tự sự về lịch sử nghệ thuật. Nhưng ở
đây tôi đã đi xa khỏi chủ đề.

Điểm thứ hai về Vasari là cách ông phân chia sự phát triển của nghệ

thuật ở Ý từ năm 1270 đến 1570 vốn chưa bao giờ thực sự bị thách thức.
Chúng ta vẫn còn thấy những nghệ sĩ mà ông đặt vào phần hai của cuốn
sách như là thuộc về thời Phục hưng Sơ kỳ, chỉ trình bày sự khởi đầu của
những gì Vasari xem như là những khía cạnh quan trọng của nghệ thuật -
đó là sự tái sử dụng và tái thông giải về nghệ thuật thời cổ đại. Nhưng
chúng ta biết rằng những người đương thời với Vasari không nhìn thấy sự
phân chia như thế giữa các nghệ sĩ thời Phục hưng Sơ kỳ và những nghệ sĩ
thời Phục hưng Đỉnh cao. Hơn nữa, Vasari chẳng quan tâm và cũng chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.