DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 43

thưởng thức nghệ thuật của những thời kỳ trước mà ngày nay chúng ta gọi
là thời Gothic hoặc thời Byzantine. Nhưng có sự trùng lặp cũng như sự bất
đồng giữa việc phân chia lịch sử nghệ thuật thành những thời kỳ chuyên
biệt như của Vasari và những thời kỳ được các sử gia sau này thiết lập.
Chẳng hạn, Giotto được đưa vào cuốn sách như là prima luce (‘ánh sáng
ban đầu’) của thời Phục hưng, bởi trong tác phẩm của Giotto, Vasari đã
thấy những dấu hiệu đầu tiên của một sự quan tâm tới tự nhiên, trong khi
gần đây hơn, Giotto lại được trình bày như là làm việc trong truyền thống
Gothic bởi mối quan tâm của ông tới những tư thế được kiểu thức hóa và
những công thức bố cục của thời kỳ Gothic.

Mặc dù Vasari không nhìn thấy bất cứ mối quan hệ nào giữa nghệ

thuật, xã hội và chính trị, ông quả đã thiết lập những tiêu chí có thể được sử
dụng để phán đoán về phẩm chất của một tác phẩm nghệ thuật. Năm
phương diện này của nghệ thuật đã tác động nhiều đến đường lối trong đó
câu chuyện về nghệ thuật được xâu chuỗi bởi các thế hệ kế tiếp. Một thảo
luận ngắn gọn về những điều này cho phép tôi phác thảo ra những nét đại
cương của một trong những ảnh hưởng chủ yếu lên triết học về nghệ thuật,
tức là trường phái tân-Plato (Neoplatonism), và cách nó tương tác ra sao
với những thực hành nghệ thuật thời Phục hưng. Những tiêu chí của Vasari
bao gồm: (1) Disegno - tay nghề về đồ họa hoặc thiết kế. Ở đây, Vasari sử
dụng quan điểm của trường phái tân-Plato rằng người nghệ sĩ có Ý niệm
(Idea) về
đối tượng mà mình cố gắng tái tạo và ý niệm này được Thượng đế
cấy trong tâm trí của nghệ sĩ. Nghệ phẩm, dù là hội họa hay điêu khắc, vừa
tương quan với đối tượng mà nhà nghệ sĩ nhìn thấy lại vừa tương quan với
hình thức hoàn hảo chỉ tồn tại trong tâm trí. (2) Tiêu chí thứ hai là Natura
(Tự nhiên) -
nghệ thuật bắt chước thiên nhiên là một quan niệm mới trong
thế kỉ thứ 15. Ở đây một lần nữa, Vasari mang lại ý niệm của triết học Plato
về những nghệ sĩ có khả năng cải thiện tự nhiên qua tri kiến về những hình
thức hoàn hảo. (3) Thứ ba là Grazia (Ân sủng), là một phẩm chất thiết yếu
của nghệ thuật hiển lộ trong tác phẩm của các nghệ sĩ như Michelangelo.
(4) Thứ tư là Decoro (Nghi thức) quy chiếu về tính chất thích đáng hay hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.