DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 45

thuật, đặt tiêu điểm vào những nghệ sĩ trong quy điển và ít quan tâm về
những bối cảnh rộng hơn hoặc những lối tiếp cận lí thuyết được biểu hiện
trong các tác phẩm khác của ông. Giống như cuốn sách của Vasari, Câu
chuyện nghệ thuật
toàn bộ là về ‘những người đàn ông vĩ đại’ và ‘phong
cách’. Nếu không phải là tới lúc này, thì chắc chắn là tới cuối tập sách, các
bạn sẽ thấy tất cả những lí do đằng sau lập trường phủ định của tôi đối với
lối tự sự về nghệ thuật theo mục đích luận, tuyến tính, ‘từ con người ở hang
tới Picasso’.

Một sự so sánh giữa cung cách Gombrich và Vasari viết về cùng một

tác phẩm nghệ thuật biểu lộ những dị biệt trong lối tiếp cận của họ. Bức
tranh Trường học ở Athens (School of Athens) của Raphael (Hình 9) là một
thí dụ hữu ích về vấn đề này bởi nó là một hình tượng phức hợp có sự thu
hút lâu bền, Raphael, cùng với các nghệ sĩ khác, được Giáo hoàng Julius II
mời trang trí một chuỗi phòng ốc trong cung điện Vatican - những thứ
thường được gọi là những sảnh (stanze) của Vatican. Những bức họa trên
tường, được gọi là bích họa (fresco) trong Stanza della Segnatura (Sảnh Ấn
kí), Stanza dell’ Incendio (Sảnh về Đám cháy), và Sala di Constantino
(Phòng của Constantine) được Raphael và các phụ tá thực hiện trong xưởng
vẽ kể từ năm 1509. Sảnh Ấn kí thường được coi là nơi quan trọng nhất vì
Raphael tham gia nhiều nhất trong việc thực hiện tác phẩm ở đó. Hai bức
bích họa chính ở đây là Trường học ở AthensTranh biện (Disputa) liên
quan tới phép bí tích được ân phúc - chủ đề trình bày một sự so sánh lí thú
giữa thế tục và linh thiêng hay là giữa ngoại đạo và Kitô giáo. Giáo hoàng
Julius II là một vị chủ quản rất ưa chuộng nghệ thuật - bộ sưu tập của ông ở
Vatican, bao gồm cả pho tượng Apollo Belvedere đã được thảo luận trong
chương trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.