tả rất khéo, xứng đáng được ngợi khen về vẻ đẹp và sự phù hợp về
trang phục, ở đó cũng có các triết gia Plato và Aristotle, một người
cầm tác phẩm Ti-maeus, người kia cầm tác phẩm Ethics, và quanh họ
làm thành một vòng là một trường học vĩ đại của các triết gia. Những
nhà chiêm tinh học và toán học đang sử dụng công cụ để vẽ vòng tròn
và vạch ra những con số và chữ trên các tấm bảng; khó có thể mô tả vẻ
huy hoàng của họ.
Trong cuốn sách năm 1972, tựa đề là Những hình ảnh biểu tượng
(Symbolic Images), Ernst Gombrich thách thức và cải chính bản kết toán
của Vasari như sau:
Khi tới La Mã… Raphael ‘bắt đầu trong Stanza della Segnatura
một bức họa về cách các học giả kết hợp triết học và chiêm tinh học
với thần học, trong đó có tất cả các hiền triết của thế giới được trình
bày đang tranh luận với nhau.’ Những lời mở đầu bản kết toán của
Vasari… một cách tự nhiên đặt ra chìa khóa cho sự thông giải những
bức bích họa này cho các thế kỉ sau. Vasari không chỉ thiết lập sự đinh
ninh rằng chủ đề của nó có tầm quan trọng sâu xa về triết học, ông còn
cưỡng chế sự thông giải bằng cách cô lập riêng từng bức bích họa khỏi
khung cảnh trí tuệ và trang trí của chúng… Bây giờ chúng ta biết được
nguồn gốc của sai lầm: Vasari làm việc từ những bản vẽ mô phỏng lại
các bức bích họa [và do đó có hậu quả là] đặt những tác giả Phúc âm
trong các triết gia Hy Lạp… [và] chiều hướng này vẫn còn tiếp tục…
mặc dù các học giả không đồng ý được với nhau về bất cứ cách thông
giải nào, sự xác tín vẫn tồn tại là có một chìa khóa cho các bức bích
họa này và nó phải phù hợp với những ý niệm của chủ nghĩa nhân bản
của thế kỉ mười sáu.
Gombrich phiền trách những hiểu sai của khoa ảnh tượng kí về các
sảnh như là một tổng thể cho kết toán sai lạc của Vasari và cung cách mà
các sử gia về sau chiêm ngưỡng từng thành tố của căn phòng - trần và