ảnh hưởng đến sự khảo sát về nghệ thuật của châu Úc, châu Phi, và châu
Mỹ. Nhưng điều này không nhất thiết kết thành một nhóm những xã hội bị
tước bỏ ý nghĩa; thay vì thế, những tương tác giữa các nền văn hóa này và
truyền thông phương Tây đã sáng tạo ra những căn cước mới một cách trọn
vẹn.
Cho mãi tới gần đây, khuynh hướng ở phương Tây là xem nghệ thuật
của châu Úc như thể sơ khai. Nhưng điều quan trọng là cứu xét ý nghĩa và
sự tạo nghĩa của nghệ thuật đối với người dân Thái Bình Dương. Hình thức
nghệ thuật này là thành phần của nghi thức xã hội và những thực hành văn
hóa của người dân, chẳng hạn như những khắc chạm về tổ tiên của người
Maori và những căn nhà tế lễ của người Sepik, hay nghệ thuật thân thể ở
Polynesia; và những hình thức nghệ thuật của phụ nữ, như trang phục bằng
vỏ cây. Và ở đây, chúng ta thấy sự kết nối mật thiết giữa lịch sử nghệ thuật
và nhân loại học - thực vậy, một số nhà nhân loại học xem từ ngữ ‘nghệ
thuật’ như một từ ngữ mang nặng màu sắc phương Tây.
Nếu ra khỏi châu Âu để tới những xứ sở như Úc, là nơi đông đảo
người châu Âu di cư tới, gây ra hậu quả sự choán chỗ người dân bản địa,
chúng ta thấy rằng những truyền thống nghệ thuật bản địa đã được sử dụng
để xác quyết sự hiện diện của những tộc người bản địa và sự tuyên xưng đi
trước của họ về vùng đất ấy. Sự tương tác giữa những người Úc Đầu tiên
(First Australian) và những người Úc gốc châu Âu bao gồm nhiều hình
thức nghệ thuật từ nghệ thuật bằng vỏ cây đến nhiếp ảnh, từ nghệ thuật
bằng đá đến điêu khắc, tất cả trình ra kết cấu phong phú của truyền thống
nghệ thuật châu Úc.
Bây giờ chúng ta hãy lộn ngược vấn đề về ảnh hưởng xuyên văn hóa
và suy nghĩ về tác động của sự di dân và cộng đồng lưu vong (diaspora),
nơi mà những truyền thống ngoài phương Tây đã được mang tới các xã hội
phương Tây. Ở đây, tôi nghĩ về chế độ nô lệ và nghệ thuật Hoa Kỳ gốc
châu Phi. Nghệ thuật Hoa Kỳ gốc châu Phi đã tạo một sự đóng góp ngày
càng tăng tính chất sinh tử đối với nghệ thuật Hoa Kỳ kể từ thời điểm xuất