họ được trưng bày cho công chúng trong các phòng tranh và các bảo tàng
ngang hàng với nhiều bộ sưu tập quốc gia.
Bảo tàng John Paul Getty ở Los Angeles tàng trữ một bộ sưu tập lớn
nghệ phẩm cũng như tư liệu và phác thảo của các nghệ sĩ, và qua sự di tặng
của vị sáng lập, được thừa hưởng một ngân quỹ khổng lồ vượt xa nhiều
thiết chế quốc gia. Bảo tàng Guggenheim là một thiết chế tư nhân khác,
giống như Phòng tranh Täte, đã mở rộng để bao gồm những địa chỉ tại New
York trong Bảo tàng Mile (tại Đại lộ thứ Năm) và SoHo, ở Venice, Bilbao,
và Las Vegas.
Viện Getty có hai bảo tàng - một biệt thự La Mã sao y nguyên bản một
biệt thự được phát hiện ở Herculaneum và một phức hợp bảo tàng mới
chiếm lĩnh đỉnh của một ngọn đồi ở Brentwood, Los Angeles. Tại đây, một
chuỗi những tòa nhà, được Richard Meier thiết kế, tất cả đều được ốp đá
travertine trắng xóa đưa tới từ miền nam nước Ý, tương xứng với nội dung
của bảo tàng. Tương tự, Bảo tàng Guggenheim đầu tiên, được kiến trúc sư
Frank Lloyd Wright thiết kế năm 1960 - giống như Meier, ông là một trong
những kiến trúc sư nổi tiếng nhất của thế hệ mình. Hình dạng xoáy ốc màu
trắng độc đáo của viện bảo tàng này tạo ra một diễn ngôn biệt lập, ngự trên
một trong những đường phố đắt đỏ nhất ở khu Manhattan và chỉ cách Bảo
tàng Thủ phủ về Nghệ thuật (Metropolitan Museum of Art) vài trăm thước.
Kể từ khi đó, thiết kế bọc titanium nổi bật của Frank Gehry cho Bảo tàng
Guggenheim ở Bilbao có lẽ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu
hút khách viếng thăm ngang với những cuộc trưng bày bên trong. Chủ điểm
ở đây không phải đề xuất rằng các tòa nhà lấn lướt các bộ sưu tập, mà là
nói đến việc người ta đã đầu tư bao nhiêu cho những thiết chế này. Và cho
thấy rằng bảo tàng nghệ thuật và phòng tranh tư nhân cũng như công cộng
có thể đóng vai trò quan trọng ngang nhau trong trưng bày và tiêu thụ các
tác phẩm nghệ thuật và trong đời sống văn hóa của một xã hội, qua sự hiện
diện của nó trong cảnh quan (thường là) đô thị. Những thiết chế này cũng
đống một vai trò quan trọng trong việc định hình thị hiếu và đường lối mà