lịch sử nghệ thuật được giới thiệu và được thấu hiểu bởi công chúng đông
đảo.
Một cứu xét ngắn gọn về cung cách các bộ sưu tập được hình thành
như thế nào ở châu Âu sẽ mở ra những cung cách trong đó các đối tượng
nghệ thuật được mang tính lịch sử như một hậu quả từ hoạt động của những
người chủ quản và sưu tập. Khởi đầu của ý niệm sưu tập những đối tượng
nghệ thuật có thể lùi lại Hy Lạp thời cổ đại. Mouseion/ bảo tàng trong tiếng
Hy Lạp, có nghĩa là ‘nhà của các Nữ thần Nghệ thuật (Muses)’ là một tòa
nhà chứa những chế phẩm vinh danh chín vị nữ thần của các bộ môn nghệ
thuật và khoa học, và từ museum (bảo tàng) xuất phát từ sự thực hành
mang tính chất tông giáo này. Người La Mã là những nhà sưu tập sắc sảo
đã hình thành những bộ sưu tập lớn các đối tượng nghệ thuật như những
vật cống hiến trong các đền đài và các thánh điện được chứng kiến bởi
công chúng. Vào thời đó, ý niệm về sưu tập tư nhân cũng xuất hiện; một số
bộ sưu tập, chẳng hạn như trưng bày nghệ thuật ở biệt thự của Hoàng đế
Hadrian tại Tivoli, ngay ngoại ô thành La Mã, thực sự huy hoàng.
Ý niệm về việc tích lũy những bộ sưu tập phức hợp các nghệ phẩm,
một số từ quá khứ, và những thứ khác đương thời, nổi trội vào đầu thời kỳ
hiện đại. Trong những thế kỉ 16 và 17, bộ trưng bày những vật hiếm (the
cabinet of curiosities) - một bộ sưu tập tư nhân nhỏ gồm những bản in và
bản vẽ cho tới khí cụ khoa học - trở thành một hạng mục ‘phải có’/ ‘không
thể thiếu’ đối với những người có phương tiện để đài thọ cho nó. Những bộ
sưu tập các cổ vật và những tác phẩm nghệ thuật lớn do những ông hoàng
và những giáo hoàng thời Phục hưng sở hữu ở Ý được xem như những thứ
làm sáng giá cho địa vị, tài sản, và giá trị văn hóa của họ. Chúng ta đã thấy
Giáo hoàng Julius II đã tạo lập bộ sưu tập điêu khắc cổ đại với pho tượng
Apollo Belvedere (Hình 7). Song song với sự chủ quản của giáo hoàng là sự
khuyến khích một số tác phẩm danh tiếng nhất của thế kỉ thứ 16 và 17 -
trần nhà giáo đường Sistine do Michelangelo vẽ, những sảnh đường của
Cung điện Vatican do Raphael vẽ (xem Chương 2), tác phẩm Baldacchino
ở Thánh đường St. Peter do Bernini kiến tạo, và ngay chính ngôi nhà thờ