DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 93

Một trong những triết gia đầu tiên suy nghĩ về những đề xuất như vậy

là Alexander Gottlieb Baumgarten, ông viết một đại luận dài bằng tiếng
Latin năm 1750-1758 về chủ đề này, lấy tên là Mỹ học (Aesthetics). Tác
phẩm đã đặt nghệ thuật, lần đầu tiên, bên trong một khuôn khổ không có
bất cứ hệ cấp nào cả. Cái đẹp ngang hàng với sự hoàn hảo, nhưng ở đây nó
được tri giác và thấu hiểu do hành xử của thị hiếu (trong ngữ cảnh, thị hiếu
có nghĩa là một cảm thức rõ ràng về tri giác) hơn là lí trí. Điều này thách đố
ý niệm cho rằng mục đích của nghệ thuật là mô phỏng tự nhiên, vốn là nền
tảng cho hệ thống đã được thiết dựng bởi Winckelmann. Thay vì thế, nghệ
thuật phải sáng tạo tri thức cảm quan bằng việc hình thành sự hoàn hảo từ
những hình tượng không phân biệt. Điểm quan trọng nhất từ Baumgarten là
ý niệm cho rằng sự phán đoán hay thị hiếu của một cá nhân về mỹ học có
thể có giá trị và ý nghĩa với những người khác.

Đây là hòn đá tảng cho tác phẩm Phê phán về phán đoán/ Critique of

Judgement của Immanuel Kant, xuất bản năm 1790. Kant đã phân tích khả
năng chúng ta tạo ra những phán đoán cá nhân về mỹ học, và ông đã mô tả
cung cách trong đó ông nhận biết rằng những phán đoán này chống đỡ cho
quan niệm về ‘thiên tài’ (‘genius’). Một phán đoán về phẩm chất của nghệ
phẩm được tạo ra trong những hạn từ về mục đích và ý nghĩa của nó. Quan
niệm của Kant về những thị hiếu thẩm mỹ, tương phản với hệ thống thứ cấp
của Winckelmann, cũng khích lệ quan điểm cho rằng những đối tượng đẹp
khơi dậy xúc động của chúng ta cùng cung cách như những phán đoán về
đạo đức. Như vậy, mỹ học và đạo đức học liên kết với nhau và những quan
niệm về thiên tài và thị hiếu kết nối một cách nội tại với tính chất đạo đức
của nghệ sĩ hoặc của người thưởng ngoạn. Những ý niệm của Kant thách
đố một cách thẳng thắn sự độc tôn của lí tưởng cổ điển do Winckelmann
bênh vực.

Ý niệm của Kant về mỹ học bị phản bác bởi nhà tư tưởng có ảnh

hưởng nhất về lịch sử và về lịch sử nghệ thuật - triết gia Đức đầu thế kỉ 19
G. W. F. Hegel. Hegel đôi khi được quy chiếu như một nhà tư tưởng theo
chủ nghĩa duy tâm hoặc siêu hình bởi ông tin rằng mọi sự kiện xảy ra đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.