tượng để có thể thấu hiểu chúng trọn vẹn. Tuy vậy, ông không nghĩ rằng
lịch sử nghệ thuật là tất cả những giá trị am hiểu chuyên sâu. Thay vì thế,
trong quan điểm của ông, các đối tượng nghệ thuật một phần rất lớn thuộc
về một quy trình lịch sử rộng lớn hơn.
Hegel cực kỳ có ảnh hưởng trên cách chúng ta suy nghĩ về lịch sử
nghệ thuật như một sự tham vấn có hệ thống vào tri thức lịch sử. Mặc dù
quan niệm của ông về tinh thần hoặc linh thánh bắt rễ trong Kitô giáo
Kháng cách, những ý niệm của ông đã dọn đường cho các sử gia ít quan
tâm hơn đến nghệ thuật tông giáo, vốn là một sự hỗ trợ chính cho sáng tạo
nghệ thuật ở phương Tây, và thay vì thế, suy nghĩ về ý niệm tiến bộ và xem
xã hội được tái hiện ra sao trong những hình thức nghệ thuật nó tạo ra. Nói
cách khác, nghệ thuật vận hành như một thành phần của ‘tinh thần thời đại’
kiểu Hegel, đó là sự giải thích của ông về lịch sử. Nếu suy nghĩ về điều này
trong tương quan với tác phẩm Ba cô gái trang hoàng một hạn kỳ của thần
Hôn nhân (1773) của Reynolds, đã được thảo luận trong Chương 3, chúng
ta có thể nghĩ về bức tranh này trong những hạn từ của mối bận tâm cuối
thế kỉ 18 với thời cổ đại và những giá trị của xã hội cổ đại ấy được tiếp
nhận và sử dụng như một kiểu mẫu cho xã hội của chính họ. Tinh thần này
cũng biểu hiện trong kiến trúc, văn học, âm nhạc, và những tạo phẩm văn
hóa khác của một xã hội đánh đồng nó với xã hội cổ đại.
Karl Marx, có lẽ là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất thời
kỳ gần đây, cũng chịu ảnh hưởng một cách tạo nghĩa bởi người đương thời
thế kỉ 19 là Hegel. Sự phân tích hoặc lối tiếp cận của Marx đôi với lịch sử
phần lớn đi theo kiểu mẫu của Hegel được mở rộng. Những hình thức văn
hóa - bao gồm cả nghệ thuật - thay đổi qua suốt lịch sử và những biểu hiện
của tinh thần. Nhưng đối với Marx, tinh thần không phải là một thực thể
hoặc lí tưởng nào đó có thật, thay vì thế nó là cơ sở kinh tế của xã hội. Mối
quan hệ giữa nền tảng kinh tế và sản phẩm của nó hay là thượng tầng kiến
trúc (superstructure) - trong trường hợp này là nghệ thuật - được gọi là chủ
nghĩa duy vật lịch sử (historical materialism). Marx lập luận rằng mọi thứ
xung quanh chúng ta đều được xác định bằng vị thế xã hội của chúng ta, và