DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 94

là thành phần của một quy trình dẫn tới một tinh thần linh thánh tự trị. Đối
với Hegel, tinh thần này là bản tính nội tại của thế giới, nó tự biểu hiện qua
tinh thần của dân tộc, hoặc như nó được biết trong tiếng Đức là Volksgeist.
Tinh thần này cũng biểu hiện trong tinh thần của thời đại, hoặc Zeitgeist,
như đã được thảo luận ở Chương 2. Hai yếu tố ấy cấu thành động lực luôn
luôn vận động của lịch sử. Hegel nhìn nhận toàn bộ lịch sử vừa như một hệ
thống vừa như một quy trình tiếp diễn. Mặc dù ông thấy kinh nghiệm cảm
quan như một sự tái hiện bị xuống cấp của tri thức, đối với ông, nghệ thuật
vẫn là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nhìn nhận và thấu
hiểu lịch sử như tinh thần. Lịch sử của tinh thần có thể được phân làm ba
thời kỳ - thời biểu tượng, thời cổ điển, và thời lãng mạn (the symbolic, the
classical, and the romantic).
Ba thời kỳ tương quan rất khít khao với cách
lịch sử nghệ thuật được phân chia theo truyền thống - đầu tiên là nghệ thuật
ngoài phương Tây và nghệ thuật sơ kỳ; thứ hai là truyền thống Hy Lạp - La
Mã, mà chúng ta đôi khi gọi là nghệ thuật cổ điển; và cuối cùng là nghệ
thuật của Kitô giáo và chủ nghĩa lãng mạn của Đức, đang dẫn đầu vào thời
điểm Hegel viết. Thời kỳ này, đối với Hegel, là chung cuộc của nghệ thuật,
rồi sẽ được hấp thu vào nền tảng tâm linh của Kitô giáo. Mặc dù những đan
kết bên dưới mang tính tông giáo trong tư duy của Hegel, nghệ thuật Hy
Lạp - La Mã vẫn là trung tâm của quan điểm Hegel về nghệ thuật. Và giống
như nhiều tác giả khác, gồm cả Winckelmann, Hegel sử dụng nghệ thuật
Hy Lạp như một phương tiện để định nghĩa cái đẹp. Ở mỗi thời kỳ trong cả
ba thời kỳ của Hegel đều có một sự khởi đầu, một đoạn giữa, và sự kết
thúc, khi đó nghệ thuật đạt tới sự hoàn hảo và đi vào tan rã. Trong trường
hợp của nghệ thuật thời Hy Lạp - La Mã, sự hoàn hảo có thể phát hiện
trong những khởi đầu sơ kỳ, được quy chiếu như là thời Nguyên sơ hay cổ
đại (Archaic) - được thấy chẳng hạn trong sự tĩnh lặng và an nhiên của
những hình tượng trên phù điêu của đền Parthenon, và đi vào suy thoái với
sự đồi trụy của thời kỳ Hy Lạp thống nhất (Hellenistic), khi hình tượng con
người được thể hiện trong trạng thái biểu cảm hơn của sự chuyển động.
Mặc dù Hegel nhấn mạnh trên bức tranh lớn hơn của lịch sử nghệ thuật,
ông cũng nghĩ rằng điều quan trọng là phải xem xét rất kĩ tự thân các đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.