trong EH, nơi ông viết: ‘Tôi thú nhận rằng sự phản đối gay gắt nhất với
Quy hồi Vĩnh cửu, ý tưởng thực sự của tôi từ vực thẳm, luôn là mẹ và em
gái tôi’ (EH. ‘Tại sao tôi khôn ngoan thế’. 3; đoạn này bị Elisabeth cắt bỏ
và chỉ được công bố vào năm 1960).
Cũng có một sự lo lắng nữa về việc khẳng định tất cả mọi thứ. Mặc dù
Nietzsche bị cuốn hút bởi các công thức như hãy yêu định mệnh (amor fati)
nhưng ông cũng ý thức được tính chất nhạt nhẽo hầu như không tránh khỏi
của chúng. Vì ở đây không có sự khác biệt có thể dễ dàng chỉ ra giữa khẳng
định và nhẫn nhục cam chịu - hay đúng hơn, người ta có thể nói rằng
phương thức của chúng khác nhau, nhưng thật khó để biết trong thực tế
chúng khác nhau ở chỗ nào. Và như thế đã đủ chưa? Để khẳng định cuộc
sống với tất cả sự phong phú của nó, gồm cả sự thấp kém nghèo nàn, dựa
trên việc hiểu biết toàn diện, thì không cần phải thực sự làm điều gì đặc
biệt: nhiều nhất chỉ là một thái độ hoan nghênh bất cứ điều gì được tìm
thấy. Nhưng nếu những gì được tìm thấy phổ biến là nhỏ mọn, sự nghèo
nàn tinh thần, thì dường như phải cần đến kẻ xác quyết để can thiệp và
nâng cao tinh thần chung của thế giới, Đó là điểm cơ bản trong sự phản đối
được thể hiện một cách ngắn gọn của Adorno đối với Nietzsche (Adorno
1974:. 97-8). Đó cũng là những gì đang diễn ra bên dưới bề mặt của rất
nhiều thứ trong bản thân Nietzsche, không nơi nào hơn sâu sắc hơn trong
BCE. Nó có nghĩa là ông phải tiếp tục hành động, thúc đẩy bởi aporia (sự
hoài nghi) được trình bày trong một cuốn sách để giải quyết nó trong cuốn
sách tiếp theo - hành động đặc trưng dẫn dắt ông từ tác phẩm này đến tác
phẩm khác (xem Peter Heller, 1966). Nhưng dù cuốn sách tiếp theo là tuyệt
vời nhất, nó cũng thất bại, do sự trung thực không khoan nhượng của
Nietzsche, trong việc làm giảm bớt sự căng thẳng, thực sự thì nó thậm chí
còn gia tăng, để lại những cuốn sách của năm cuối cùng, năm 1888, chao
đảo giữa sự phê phán gay gắt và sự tán tụng điên cuồng.